Khi nhắc đến xứ Huế mộng mơ, người ta thường nghĩ ngay tới sông Hương – một dòng sông mang nét đẹp dịu dàng như mái tóc của người thiếu nữ. Vậy sông Hương ở đâu? Sông Hương chảy qua đâu? Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế và trong lòng thành phố Huế khác nhau như thế nào? Hãy cùng PALADA.VN tham khảo bài viết ngay sau đây!
Tóm tắt
Giới thiệu về sông Hương
Tương truyền, sông Hương (Hương Giang) là dòng sông đã chảy qua các cánh rừng thơm mùi thảo mộc. Do đó, khi tới Huế và uốn lượn quanh theo các công trình kiến trúc của cố đô, sông Hương tỏa ra một mùi hương nhẹ nhàng, tự nhiên, tựa như một sự sắp xếp mà tạo hóa ban cho miền đất này.
Bên cạnh đó, nhờ độ dốc của dòng nước so với mặt nước biển không chênh lệch quá nhiều nên nước sông Hương chảy khá chậm, xanh mát quanh năm (trừ mùa mưa lũ).
Sông Hương ở đâu?
Sông Hương ở đâu? Sông Hương là dòng sông thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, miền Trung Việt Nam.
Không những thế, sông Hương còn nguồn nước cung cấp chính cho hệ thống sông ngòi dày đặc tại Huế, có vai trò quan trọng trong việc thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.
Sông Hương bắt nguồn từ đâu?
Sông Hương được bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, có 2 nguồn cung chính là Tả Trạch và Hữu Trạch. Trải qua 14 thác nguy hiểm, Tả Trạch và Hữu Trạch đã hội ngộ với nhau tại ngã ba Bằng Lãng, tạo nên sông Hương như hiện nay.
XEM THÊM: Sông Lô ở đâu? TOP 3 điều thú vị về “dòng chảy văn hóa” miền Bắc
Sông Hương chảy qua đâu?
Do có lưu vực hình nan quạt nên sông Hương đã chảy qua các huyện Hương Trà, Nam Đông, Phong Điền, Hương Thủy và Tam Giang trước khi đổ ra biển.
Sông Hương dài bao nhiêu km?
Được biết, sông Hương có tổng chiều dài lên đến 80km, trong đó riêng đoạn từ Bằng Lãng tới cửa Thuận An đã chiếm 37% (tức 30km).
Nét đẹp của sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế tựa như người thiếu nữ đang nằm ngủ mơ màng giữa các cánh đồng thơ mộng. Tuy nhiên, khi tiếp nhận nước từ Tả Ngạn và Hữu Ngạn, thủy trình của cả dòng sông dường như được đổi mới, mang đầy sức sống và xuôi dần về thành phố như đang tìm kiếm “người tình nhân” đích thực.
Ngoài ra, trước khi vào đến thành phố Huế, sông Hương liên tục phải chuyển dòng một cách đột ngột. Thế nhưng, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó lại là cơ hội phô bày được vẻ đẹp gợi cảm nhất của dòng sông, như những đường cong tuyệt mĩ và dáng điệu yêu kiều của người thiếu nữ đang chờ đợi người yêu.
XEM THÊM: Sông Cả ở đâu? Top #5 điều có thể bạn chưa biết về sông Cả
Nét đẹp của sông Hương trong lòng thành phố Huế
Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc như cổ thi, triết lí, âm thầm chuyển mình qua những lăng tẩm, thành quách của vua chúa thời Nguyễn bấy giờ.
Nếu sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế như đang bẽn lẽn, nép mình chờ đợi tình nhân thì khi đi qua những công trình kiến trúc vĩ đại, sông Hương trong lòng thành phố Huế bỗng trở nên nghiêm trang như đang khoác lên mình tấm áo “trầm mặc”. Ngoài ra, các nhánh sông được tỏa đi khắp thành phố như đang muốn ôm trọn cả cố đô Huế mộng mơ vào lòng.
Dưới góc nhìn của văn hóa, lịch sử, sông Hương còn là một chứng nhân lịch sử, trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến hào hùng của quân và dân ta. Do đó, dòng sông này không chỉ mang nét đẹp ảo diệu mà còn hàm chứa cả một nền văn hóa phi vật thể của Huế; là nguồn cảm hứng thơ cơ bất tận cho nhiều thi sĩ.
Đặc biệt, chúng ta sẽ không có một kinh thành Huế mộng mơ, màu mỡ nếu không có sông Hương miệt mài bồi đắp phù sa suốt bao thế kỷ qua.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sông Hương mà PALADA.VN muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được sông Hương ở đâu, sông Hương chảy ra những tỉnh nào nước ta và toàn bộ vẻ đẹp của sông Hương ở trong và ngoại vi thành phố Huế.