TDS và EC là gì? Mối quan hệ và vai trò trong thuỷ canh

EC là gì? TDS là gì? Chúng có mối liên hệ như thế nào và có vai trò gì trong việc thủy canh cây trồng? Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

EC là gì?

EC là viết tắt của chữ Electrical Conductivity trong tiếng Anh, hay còn được gọi là độ dẫn điện. EC đo lường khả năng dẫn điện của dung dịch, mô tả nồng độ ion hòa tan trong dung dịch dinh dưỡng thủy canh. 

ec là gì

EC là gì?

Trong nước có nhiều phân tử muối hòa tan, thường tồn tại ở dạng ion dương, ion âm hoặc cation, anion. Sự tồn tại của muối trong dung dịch giúp chúng có khả năng dẫn điện. Do vậy, dung dịch càng chứa nhiều muối thì độ dẫn điện càng cao. 

Chỉ số EC không thể hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong dung dịch đồng thời cũng không diễn tả nồng độ của từng chất trong dung dịch. 

Đơn vị đo của EC là mS/cm (millisiemens/cm) hoặc μS/cm (microsiemens/cm). Và, millisiemens trên centimet (mS/cm) là đơn vị độ dẫn điện EC. 

Quy đổi 1 mS/cm = 1,000 μS/cm. 

TDS la gì?

TDS – tổng chất rắn hòa tan là viết tắt của từ Total Dissolved Solids. Đây là chỉ số đo lường tất cả các hàm lượng chất rắn vô cơ và hữu cơ có chứa trong dung dịch tồn tại ở dạng phân tử, hạt lơ lửng hoặc ion. Tổng chất rắn hòa tan thường được biểu thị bằng hàm số ml/L hoặc PPM. 

1 ppm sẽ tương ứng với 1mg chất rắn hòa tan trong một lít nước. Nước máy sẽ có chỉ số ppm từ 200 – 400 PPM. 

chỉ số tds

TDS – tổng chất rắn hòa tan

Hiện nay có hai phương pháp để đo TDS, đó là:

Đo theo trọng lượng: Đây là phương pháp đo chính xác nhất nhưng tốn nhiều thời gian. Nếu phần lớn các dung dịch là chất rắn ở dạng vô cơ thì phương pháp này đạt độ chính xác rất cao, còn chất rắn ở dạng hữu cơ thì bị phá hủy trong môi trường nhiệt độ cao.

Thứ hai là đo theo tính dẫn điện của dung dịch có liên quan đến nồng độ các chất rắn ion hòa tan trong dung dịch: Với cách đo này, bạn có thể sử dụng bút đo TDS để đo chỉ chỉ số tổng chất rắn hòa tan của dung dịch. 

Chỉ số EC trong đất là gì?

Cây trồng sống được hay không chịu vào ảnh hưởng của thông số EC, chính là dẫn điện EC trong đất hay còn gọi là EC của đất. Dung dịch trong đất càng mặn thì nồng độ ion trong dung dịch càng cao. Hiểu đơn giản là nồng độ muối càng cao, độ dẫn điện của dung dịch càng mạnh. 

độ dẫn điẹn ec

Độ dẫn điện EC của đất

Giá trị EC trong đất từ 0.2 – 1.2 là giá trị dinh dưỡng cây có thể sống tốt, trên ngưỡng 1.2 thì giá trị dinh dưỡng dư, còn dưới ngưỡng 0.2 thì cây thiếu dinh dưỡng. Do đó, để đảm bảo cây trồng phát triển tốt, người dân nên thường xuyên kiểm tra nồng độ dẫn điện của đất bằng máy đo độ dẫn điện và kiểm tra cả độ pH trong đất. 

Các phương pháp đo độ dẫn điện (EC)

Hiện nay, để đo độ dẫn điện của đất cũng như độ dẫn điện của nước người ta sử dụng các loại đầu dò như bút đo độ dẫn điện trực tiếp trong đất hoặc các loại máy đo độ dẫn điện cầm tay trực tiếp. 

Các thiết bị này cũng rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Tùy theo từng nhu cầu sử dụng và tính chất của công việc, mà bạn sử dụng máy đo phù hợp và đảm bảo hiệu quả công việc được hoàn thành một cách tốt nhất.  

Mối quan hệ giữa EC và TDS

Trong thủy canh, hai chỉ số này luôn song hành với nhau và là yếu tố quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của việc trồng cây bằng hình thức thủy canh. Mối quan hệ song hành tương trợ của 2 chỉ số này được thể hiện thông qua một vài điểm sau:

– Thứ nhất, tổng lượng chất rắn hòa tan TDS tỉ lệ thuận với độ dẫn điện của nó, do vậy lượng chất rắn cao thì độ dẫn điện sẽ cao. Khi các muối hòa tan trong nước trở thành các ion mang điện tích dương, âm nên chúng có khả năng dẫn điện.

– Thứ hai, có thể tính TDS dựa trên độ dẫn của nước vì các nguyên tử Hydrogen và Oxygen trong H2O hầu hết không mang điện.

ec và tds là gì

EC và TDS luôn song hành và quyết định đến sự thành công hoặc thất bại trong việc trồng cây

Ta có công thức: TDS = ke x EC

Trong đó, Ke nằm trong khoảng từ 0.55 đến 0.8 và con số chính xác sẽ phụ thuộc vào từng loại muối khác nhau. 

Giá trị EC của hầu hết các kim loại, muối và chất khoáng sẽ mang điện. Các thiết bị sẽ đo giá trị EC và chuyển đổi nó sang giá trị TDS. Kim loại, muối khoáng cũng như chất khoáng khác nhau sẽ dẫn điện ít hoặc nhiều, nên sẽ có các hệ số chuyển đổi khác nhau. 

– Thứ ba, EC cho ta biết muối hòa tan như thế nào trong dung dịch. Đây cũng chính là lý do EC liên quan đến TDS. Biết được mức EC sẽ giúp ích cho người dùng trong việc sản xuất và giám sát dinh dưỡng đầu vào. Nếu độ ẩm ở đất có lượng muối cao thì nước sẽ không di chuyển được vào rễ cây, gây ra các triệu chứng hạn. 

Mặc dù có mối tương quan nhưng EC và TDS không giống nhau, chúng là 2 tham số riêng biệt. Tuy nhiên quan trọng hơn hết là 2 chỉ số này cùng đồng điệu với nhau trên nhiều khía cạnh.

Vai trò của EC và TDS trong thủy canh

EC và TDS trong dung dịch thủy canh là những chỉ số rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến cây trồng vì trong suốt quá trình phát triển, cây cần hấp thu khoáng chất thì mới có thể tồn tại được.  

ec và tds

Biết được chỉ số EC và TDS người dùng sẽ đảm bảo cây phát triển ổn định

Trong thuỷ canh, việc duy trì EC ở một mức ổn định là rất quan trọng:

  • Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây sẽ diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất. Điều này sẽ làm cho nồng độ dung dịch tăng cao và khiến cây bị ngộ độc. Lúc này, ta phải bổ sung thêm nước vào môi trường.
  • Còn nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn là hấp thu nước. Lúc này, nồng độ dung dịch giảm mạnh khiến cây không được cung cấp đầy đủ khoáng chất, gây ra tình trạng kém phát triển và chậm lớn. 

Do đó, việc duy trì giá trị độ dẫn điện ổn định, tốt nhất là trong khoảng 1,5  – 2,5 ms/cm.

Còn đối với TDS, chỉ số này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây.

  • Nếu chỉ số TDS xuống thấp, dung dịch thủy canh sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Nếu chỉ số TDS quá cao, nồng độ dung dịch vượt mức cho phép sẽ gây ra tình trạng cây bị ngộ độc. 

Quy đổi EC sang PPM

Mỗi một loại cây trồng đều có một giới hạn nhất định về TDS và cả EC. Bạn có thể dựa theo bảng dưới đây để có thể điều chỉnh 2 chỉ số này phù hợp với loại cây mà bạn đang trồng để có thể giúp chúng sinh trưởng tốt nhất.

Cây trồng  EC (mS/cm) TDS (ppm)
Cẩm chướng  2.4 – 5.0 1400 – 2450
Địa lan  0.6 – 1.5 420 – 560
Hoa hồng 1.5 – 2.4 1050 – 1750  
Cà chua 2.4 – 5.0 1400 – 3500
Xà lách 0.6 -1.5 280 – 1260
Cây chuối 2.4 – 5.0 1260 – 1540
Dâu tây 1.5 – 2.4 1260 – 1540
Ớt 1.5 – 2.4 1260 – 1540

EC và TDS là những chỉ số quan trọng trong việc thuỷ canh. Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc đã hiểu TDS và EC là gì, cũng như mối quan hệ của chúng và trò trong thuỷ canh. Và nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào khác bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *