Chúng ta thường nghe và sử dụng nhiều cụm từ thông tin trong cuộc sống và công việc. Vậy thực sự thông tin là gì và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của nhân loại? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm thông tin trong bài viết dưới đây!
Tóm tắt
Khái niệm thông tin là gì?
Thông tin (tiếng Anh là Information) là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa như:
- Theo định nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, nhận xét, phân tích làm gia tăng sự hiểu biết của con người. Thông tin được hình thành trong quá trình giao tiếp của con người, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ngân hàng dữ liệu… Hoặc thông tin đến từ chính sự trải nghiệm của bản thân thông qua quá trình quan sát các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên.
- Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội thông qua ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh… và các phương tiện tác động lên giác quan của con người.
- Trong ngành viễn thông, thông tin là tất cả hoạt động nhằm mục đích vận chuyển, truyền tải, đảm bảo tính chính xác của các thông điệp cho người nhận.
- Trong ngành truyền thông đại chúng, thông tin thường được biết đến dựa trên nội dung của các thông điệp mang đến cho công chúng.
- Khái niệm về thông tin trong lĩnh vực báo chí lại được biết đến như chất liệu ngôn ngữ sống, sự miêu tả câu chuyện, bằng chứng dùng để phản ánh cuộc sống, thực tại. Ví dụ, các bài báo thể hiện câu chuyện về một con người, sự việc, sự vật nào đó trong hiện thực.
Vai trò của thông tin
Từ xưa đến nay, thông tin luôn là một nguồn lực quan trọng mang tính quyết định đối với mọi hoạt động, quyết định trong cuộc sống và công việc.
- Đối với các tổ chức, thông tin là phương tiện để quản lý, điều phối, định hướng và đưa ra quyết định cải tiến về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, quản trị nhân lực… Thông tin đến từ sự trao đổi giữa cấp trên với cấp dưới, đồng cấp, giữa doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài như cơ quan pháp luật, đối tác, đối thủ cạnh tranh… Thông tin là xương sống trong các tổ chức. Đặc biệt là trong kinh doanh, ai nắm được thông tin nhanh chóng và chuẩn xác hơn sẽ có lợi thế dẫn dắt cuộc chơi, kịp thời điều chỉnh kế hoạch và sẵn sàng trước mọi thay đổi.
- Các tổ chức thông tin trong máy tính với ưu thế tự động hóa xử lí công việc, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho tổ chức và hoạt động của con người. Chúng giúp con người thực hiện từ các công việc đơn giản hằng ngày đến phát hiện và giải quyết các vấn đề trong tổ chức.
Các dạng thông tin trong các tổ chức
Thông tin kinh tế
Đây là thông tin trong các mô hình kinh doanh, các tổ chức và doanh nghiệp (gọi chung là tổ chức) nhằm phản ánh tình trạng kinh tế của các chủ thể này.
Xem thêm: Giải đáp: Một vạn bằng bao nhiêu?
Thông tin kinh tế được coi như huyết mạch của các tổ chức. Nhờ thông tin, chúng ta có thể đánh giá về tốc độ, quy mô phát triển, triển vọng, tiềm năng và nguy cơ, thách thức tiềm ẩn… của các tổ chức.
Một tổ chức bao gồm một nhóm các nguồn lực được tập hợp lại với nhau vì một mục đích chung cụ thể.
Các nguồn lực chính của tổ chức như nhân lực, tài lực, vật lực… đều là đối tượng quản lí bởi các lãnh đạo trong tổ chức. Họ có nhiệm vụ hoạch định, điều khiển, giám sát, đo lường và cải tiến các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu.
Mỗi tổ chức thường có ba cấp quản lí và một cấp thực hiện như nhân viên kế toán, nhân viên hành chính, kinh doanh, công nhân sản xuất, giao hàng, kho bãi…
Giữa các cấp trong tổ chức đều tạo ra và sử dụng thông tin. Do đó, nhu cầu về thông tin quản lý xuất hiện.
Thông tin quản lí
Đây là lượng thông tin mà các cấp quản lý cần có để phục vụ việc giám sát và ra quyết định của mình. Thông tin này có thể bao gồm thông tin về kết quả công việc của nhân sự, sự điều chỉnh về nhân sự, thông tin về số lượng hàng hóa, thông tin về tài chính, chi phí… của tổ chức.
Mã hoá thông tin trong máy tính
Mã hóa là quá trình chuyển hóa thông tin từ dạng này sang dạng khác và ngăn những người không phận sự tiếp cận thông tin đó. Mã hóa không ngăn chặn việc đánh cắp thông tin, nhưng lại khiến thông tin trở nên vô dụng, không xem, không đọc và không sử dụng được.
Quá trình mã hóa thông tin trong máy tính thường được biến đổi thành dãy bit.
Đối với văn bản, máy tính sử dụng mã ASCII (8 bit) để mã hoá. Bộ mã này gồm 256 ký tự được đánh số từ 0-255. Bộ mã này thường được gọi là mã ASCII thập phân của ký tự.
Bên cạnh đó, máy tính còn sử dụng bộ mã Unicode (16 bit) để mã hóa văn bản viết bằng mọi ngôn ngữ trên thế giới. Bộ mã này có thể mã hóa 65536 ký tự khác nhau trong máy tính.
Biểu diễn thông tin trong máy tính
Thông tin loại số
Hệ đếm:
Các số tự nhiên b lớn hơn 1 đều có thể được chọn làm cơ số cho hệ đếm. Cơ sở của hệ đếm bằng số lượng các ký hiệu được sử dụng.
Quy tắc: giá trị của mỗi ký hiệu ở hàng bất kỳ có giá trị bằng “số hệ đếm” đơn vị của hàng cạnh bên phải.
Hệ thập phân: là hệ dùng các số từ 0 đến 9 để biểu diễn.
Ví dụ: 43,310=4×101+3×100 +3×10-1
Các hệ đếm dùng trong tin học máy tính:
- Hệ nhị phân: là hệ dùng 2 số 0 và 1 để biểu diễn.
Ví dụ: 1102=1×22+1×21 +0x20= 610
- Hệ cơ số 16: là hệ dùng các số từ 0 đến 9 và các ký hiệu A, B, C, D, E, F để biểu diễn. Theo đó, A=10, B=11, C=12, D=13, E=14, F=15.
Ví dụ: A0116= 10×162 + 0x161 + 1×160 = 256110
Biểu diễn số nguyên:
- Số nguyên có dấu: bit cao nhất xác định số nguyên đó là âm (1) hay dương (0).
- Một byte biểu diễn được các số nguyên trong phạm vi từ -127 đến 127.
- Số nguyên không âm: toàn bộ 8 bit được dùng để biểu diễn giá trị số từ 0 đến 256.
Biểu diễn số thực:
Mọi số thực đều được biểu diễn dưới dạng dấu phẩy động. Trong đó:
- M: phần định trị
- K: phần bậc
Ví dụ: 12,345 = 0.12345×102
Thông tin loại phi số
- Văn bản: Để biểu diễn một chuỗi ký tự văn bản, máy tính dùng một dãy byte, trong đó mỗi byte biểu diễn một ký tự theo thứ tự từ trái sang phải.
Ví dụ: ta có cách biểu diễn chuỗi ký tự “TIN” như sau: 01010100 01001001 01001110
- Đối với các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh… chúng ta cũng phải mã hóa thành dãy bit trong máy tính.
- Nguyên lí mã hóa nhị phân:
Thông tin có nhiều dạng khác nhau như thông tin số, văn bản, hình ảnh, âm thanh… Khi đưa vào máy tính xử lý, chúng đều được chuyển hóa thành dạng chung – dãy bit. Dãy bit này chính là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin là gì? và các dạng thông tin cơ bản. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích và ứng dụng trong công việc và cuộc sống.