Thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh là gì?

Khi cần diễn đạt những nội dung khác nhau chúng ta sẽ dùng nhiều loại văn bản. Có thể là văn bản hành chính, văn bản nghị luận nhưng loại văn bản hay được sử dụng nhất chính là văn bản thuyết minh. Nếu bạn muốn biết văn bản thuyết minh là gì? Cũng như tìm hiểu về khái niệm thuyết minh thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Thuyết minh là gì?

Thuyết minh là việc cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng bằng phương thức trình bày, giải thích. Có thể tồn tại dưới dạng văn nói hoặc văn viết.

Thuyết minh dạng nói thường dùng trong các trường hợp giải thích các vấn đề đã nêu sẵn hoặc sử dụng lời thoại để dịch các ngoại ngữ với mục đích cho người xem hiểu được nội dung và tình huống đang xảy ra.

Thuyết minh dạng viết là một trong những kiểu văn bản thông dụng trong đời sống. Chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể hơn về dạng văn bản này trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

Thuyết minh là gì?

Văn bản thuyết minh là gì?

Văn bản thuyết minh là gì? Có thể định nghĩa như sau: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản được dùng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nó cung cấp tri thức khách quan về những đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giải thích.

Khác với thể loại văn trừu tượng, văn bản thuyết minh phải được người viết trình bày một cách chính xác, chặt chẽ, rõ ràng. Mục đích chủ yếu của thuyết minh là cung cấp thông tin chuẩn xác cho người nghe, không đan xen các yếu tố tưởng tượng hay là thêm bớt, nói quá.

Các biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong môn Ngữ Văn THPT

Đặc điểm chính văn bản thuyết minh là gì?

– Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, hay sự vật, sự việc trong đời sống.

– Nó có phạm vi sử dụng vô cùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.

– Văn bản thuyết minh có cách trình bày rõ ràng, sử dụng từ ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và rất sinh động.

Những yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh là gì?

– Chúng ta cần quan sát, tìm hiểu, tích lũy đầy đủ tri thức về sự vật, hiện tượng đang cần thuyết minh.

– Nắm bắt được bản chất đặc trưng của sự vật và hiện tượng cần thuyết minh.

– Cần làm nổi bật lên tất cả các đặc điểm chính về đối tượng mà ta cần thuyết minh một cách chi tiết, đúng với sự thật và mạch lạc.

Tất cả các phương pháp thuyết minh là gì?

Các phương pháp thuyết minh

Có 6 phương pháp thuyết minh mà các bạn cần ghi nhớ gồm:

Phương pháp thuyết minh bằng cách nêu định nghĩa, giải thích

Phương pháp này chính là nêu định nghĩa, giải thích về một danh từ, tính từ, hay sự việc, sự vật… Ví dụ như định nghĩa hình thang là gì hay giải thích vì sao một tam giác là tam giác vuông…

Ví dụ trong môn Sinh học: Mô là tập hợp tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật.

Cách thuyết minh bằng liệt kê

Phương pháp này liệt kê những thông tin mà đối tượng có như một chiếc xe đạp thì có các bộ phận như bánh xe, sườn xe, yên xe, cổ xe…

Ví dụ như: Cây dừa cống hiến tất cả của cải cho con người: lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, thân cây làm máng, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, nấu canh, làm nước mắm…

Trạng ngữ là gì? Các loại trạng ngữ trong tiếng Việt

Phương pháp thuyết minh bằng cách nêu ví dụ

Những phương thức thuyết minh là gì?

Cách này nêu một ví dụ cụ thể về một việc nào đó. Ví dụ nêu ví dụ về sự nguy hiểm của virus corona bằng cách sử dụng số liệu cho trước để thuyết minh.

Ví dụ khác: Người ta cấm hút thuốc là ở tất cả nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần đầu phạt 40 đô la, tái phạm bị phạt 500 đô la)

Phương pháp thuyết minh bằng cách so sánh

So sánh sự vật sự việc theo tính chất tương đồng để làm nổi bật lên đối tượng cần thuyết minh.

Ví dụ: Biển Thái Bình Dương hiện nay chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và nó lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương – đại dương bé nhất.

Phương pháp thuyết minh bằng cách phân loại, phân tích

Phân tích là phương pháp thuyết minh quan trọng nhất, vì nó thể hiện được tính sâu sắc và cụ thể để thực hiện được một bài văn thuyết minh ấn tượng và đầy đủ nhất.

Ví dụ: Muốn thuyết minh về ngôi nhà bạn có thể chia ra từng phần: vị trí ngôi nhà, số tầng, vật liệu tạo ra ngôi nhà đó, màu sơn…

Lưu ý: Chúng ta hoàn toàn có thể kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh trong cùng một bài, nhưng cần lựa chọn và sử dụng thích hợp.

Phương pháp thuyết minh bằng cách sử dụng số liệu

Đây là cách làm vấn đề được rõ hơn bằng cách sử dụng số liệu, nhiều nhất là con số thống kê để tạo ra sức thuyết phục tuyệt đối cho đặc điểm và vai trò của đối tượng.

Ví dụ: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc cao đến 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân có thể đỗ 20 chiếc xe con.

Cách bước làm một văn bản thuyết minh là gì?

Bước 1: Xác định được đối tượng thuyết minh

– Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn sử dụng các tư liệu cho bài viết.

– Lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp thuyết minh phù hợp.

– Sử dụng ngôn từ thật chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật được các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

Bước 2: Lập dàn ý chi tiết

Cũng như các loại văn bản khác thì khi viết văn bản thuyết minh chúng ta cũng chia bài thành 3 phần gồm:

– Mở bài: giới thiệu cơ bản về đối tượng thuyết minh.

– Thân bài: Trình bày cấu tạo, lợi ích, đặc điểm, cách sử dụng… của đối tượng cụ thể.

– Kết bài: Trình bày thái độ của mình với đối tượng.

Bước 3: Viết văn bản thuyết minh hoàn chỉnh

Lúc này dựa theo dàn ý và những tài liệu đã có, các bạn chỉ cần bổ sung vào sao cho có một bài viết hợp lý là được.

Vừa rồi, bạn đã tìm hiểu về khái niệm, thueyest mình là gì? văn bản thuyết minh là gì? và cách viết một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh. Hy vọng những kiến thức mà Palada.vn cung cấp sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình học tập. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ bài viết tới bạn bè nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *