Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt – bảo dưỡng tháp làm mát

Việc vệ sinh tháp giải nhiệt có tác động không nhỏ đến độ bền cũng như hiệu quả vận hành của thiết bị làm mát. Sau đây Cẩm nang điện máy sẽ chỉ dẫn chi tiết về quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt. Đừng bỏ lỡ!

Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt bằng hóa chất

Vệ sinh tháp giải nhiệt bằng hóa chất là phương pháp hiệu quả để loại bỏ các cáu cặn, ăn mòn bên trong thiết bị. Sau đây là quy trình làm sạch tháp hạ nhiệt bằng hóa chất tẩy rửa đúng chuẩn:

  • – Bước 1: Tháo tách các thiết bị điện đo, van điện tử,… ra khỏi để tránh hóa chất tiếp xúc làm ảnh hưởng đến chất lượng các bộ phận này.
  • – Bước 2: Lựa chọn loại hóa chất tẩy rửa phù hợp với một liều lượng vừa đủ cho công tác vệ sinh hệ thống. Chú ý, nếu quá ít hóa chất sẽ không đủ làm sạch các cáu cặn, còn quá nhiều hóa chất có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • – Bước 3: Giữ lại lượng nước vừa đủ trong tháp giải nhiệt để hòa trộn với hóa chất tẩy rửa.
Vệ sinh tháp làm mát bằng hóa chất chuyên dụng
Vệ sinh tháp làm mát bằng hóa chất chuyên dụng
  • – Bước 4: Lắp đặt đường ống nối đến bồn trung gian để bơm hóa chất tuần hoàn. Chất tẩy rửa sẽ được châm trực trực tiếp teo đường nước vào trong tháp. Sau đó, hóa chất sẽ theo đường bơm tuần hoàn từ bồn trung gian lên phần đỉnh và tẩy rửa toàn bộ những nơi nó đi qua. Quá trình này cần được thực hiện trong 5 giờ liên tục để đảm bảo khả năng loại bỏ sạch mọi rong rêu, vi sinh vật.
  • – Bước 5: Sử dụng hóa chất trung hòa chạy tuần hoàn trong hệ thống nhằm trung hòa lượng axit còn dư lại sau khi vệ sinh. Đồng thời, quá trình sẽ tiếp tục loại bỏ đến triệt để các vi khuẩn, vi sinh, cáu cặn,…
  • – Bước 6: Sau khi xả toàn bộ hóa chất thì người dùng tiến hành thay nước cho hệ thống tháp làm mát. Chạy máy bơm liên tục cho đến khi độ pH đạt đến trung bình (pH = 7) là đạt yêu cầu.

Hướng dẫn vệ sinh từng bộ phận tháp giải nhiệt

Các linh phụ kiện tháp giải nhiệt đều cần được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ toàn bộ bụi bẩn, rêu mốc để đảm bảo hiệu suất công việc.

Bảo dưỡng tháp giải nhiệt
Bảo dưỡng tháp giải nhiệt

Sau đây là hướng dẫn vệ sinh tháp giải nhiệt cho từng chi tiết máy:

Làm sạch vỏ bồn, đế bồn

Vỏ tháp được làm từ chất liệu sợi thủy tinh chống gỉ, chống ăn mòn. Ta không cần phải sơn lại vỏ bồn sau khi đưa vào sử dụng. Thay vào đó, ta chỉ cần vệ sinh bằng nước xà phòng, xịt rửa toàn bộ vỏ bồn, đế buồn khỏi rong rêu và các bụi bẩn, giữ cho lưới lọc luôn sạch sẽ là được.

Làm sạch ống chia nước

Khi vệ sinh, cần rời ống phân phối nước để xịt rửa và làm sạch bụi bẩn, rong rêu hay các cặn bám. Việc này sẽ đảm bảo cho hiệu suất phân phối nước luôn ổn định trong quá trình tháp giải nhiệt nước vận hành.

Sau khi thực hiện vệ sinh làm sạch, lắp lại đường ống về vị trí ban đầu. Chú ý cho góc độ của ống phải tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật.

Vệ sinh đầu phun nước

Khi chưa tới chu kỳ kiểm tra nhưng phần đầu phun đã có những biểu hiện quay quá chậm so với thông số ban đầu thì người dùng cần kiểm tra xem đầu quay, khung đỡ có bị tắc bụi, rong rêu hay không.

Khi thực hiện xong việc vệ sinh cho bộ phận đầu phun nhưng hiệu quả làm việc vẫn không được cải thiện, ta cần thay mới bộ phận này.

Bảo dưỡng cánh quạt

Để đảm bảo hiệu suất làm mát thì người dùng cần đảm bảo cánh quạt luôn sạch bụi, cặn bẩn. Khi thực hiện vệ sinh xong, lưu ý điều chỉnh độ nghiêng cánh đạt chuẩn như thiết kế ban đầu là được.

Hướng dẫn kiểm tra vệ sinh tháp giải nhiệt

Bên cạnh công việc làm sạch các bộ phận máy thì người dùng cần lưu ý kiểm tra, bảo dưỡng cho tháp làm mát như sau:

Tháp giải nhiệt sau một thời gian hoạt động sẽ cáu cặn,
Tháp giải nhiệt sau một thời gian hoạt động sẽ cáu cặn

Tháp giải nhiệt sau một thời gian hoạt động sẽ cáu cặn, bám rêu, bụi bẩn,… cần được kiểm tra và vệ sinh

Kiểm tra dầu bôi trơn

Sau mỗi 6 tháng làm việc liên tục, người dùng cần thực hiện quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt. Đặc biệt là việc thay dầu bôi trơn cho hệ thống. Ngoài ra, ta cần kiểm tra mức dầu, nếu bị hao hụt thì phải bổ sung lập tức cho đầy đủ. Mặt khác, khi thấy dầu có hiện tượng cô đặc hay đóng bánh thì cần thay dầu mới ngay.

Kiểm tra hệ thống điện

Sau khi thực hiện xả đáy, kiểm soát cáu cặn cho tháp làm mát. Người vận hành cần kiểm tra hệ thống điện cấp vào trong máy bơm, khởi động aptomat, khởi động từ, mô tơ quạt, cảm biến nhiệt độ và các bộ phận điều khiển… để đảm bảo hiệu quả làm việc của thiết bị.

Hy vọng những kiến thức do Cẩm nang điện máy mang đến sẽ giúp người dùng nắm được cách vệ sinh tháp giải nhiệt đúng chuẩn. Việc bảo dưỡng tháp làm mát không chỉ đảm bảo hiệu suất của thiết bị mà còn giúp phát hiện các vấn đề bất thường nhanh chóng nhất. Từ đó, có thể đảm bảo cho tháp giải nhiệt luôn vận hành bền bỉ, giữ được tuổi thọ lâu dài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *