Xúc giác là gì? Quá trình phát triển của xúc giác

Xúc giác là giác quan đóng vai trò quan trọng với mỗi con người. Hãy thử tưởng tượng nếu như bạn không cảm nhận được mọi thứ xung quanh thông qua những cái chạm thì cuộc sống sẽ khó khăn như thế nào. Vậy xúc giác là gì? Xúc giác phát triển như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Xúc giác là gì?

Xúc giác là một trong 5 bộ phận giác quan của con người bên cạnh các giác quan khác như: thính giác, vị giác, khứu giác và thị giác.

Xúc giác là một trong 5 bộ phận giác quan của con người
Xúc giác là một trong 5 bộ phận giác quan của con người

Vậy xúc giác là bộ phận nào? Xúc giác được định nghĩa chính là những cảm xúc và cảm giác mà con người cảm nhận được thông qua những đụng chạm trên da. Đây chính là giác quan được hình thành và phát triển đầu tiên của cơ thể người và đặc biệt xúc giác được cảm nhận trên toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, trên bề mặt da sẽ có những phần nhạy cảm hơn khi đụng chạm, ví dụ như là đôi môi, các đầu ngón tay, lòng bàn chân và một số vị trí khác…

Từ những tiếp xúc thông qua bề mặt của da mà những dây thần kinh sẽ có nhiệm vụ gửi tín hiệu đến não bộ của con người và sẽ hình thành nên cảm giác hay phản ứng khi bạn chạm đến.

Những tín hiệu về xúc giác đem lại cho con người chúng ta nhiều cảm giác khác nhau. Từ cái chạm nhẹ mà con người có thể có được cảm nhận được cảm giác vui vẻ, tức giận, sợ hãi… Có thể thông qua cái chạm nhẹ mà con người còn có thể nắm bắt được tâm trạng của người đối diện.

Từ xưa đến nay thì xúc giác đã được khẳng định là giác quan vô cùng nhạy bén. Cũng chính vì sự nhạy bén này mà những thầy thuốc Đông y thường sử dụng ngón tay của mình để bắt mạch và chẩn đoán bệnh. Không những thế, trong một số trường hợp có thể dựa vào xúc giác để đoán được tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó thì xúc giác cũng là cách để những người mù có thể nhận biết được chữ nổi và đọc được nó.

Cấu tạo của xúc giác

Sau khi tìm hiểu xúc giác là gì thì bạn cũng nên nắm rõ về cấu tạo của bộ phận này.

Xúc giác cảm nhận tốt dưới da
Xúc giác cảm nhận tốt dưới da

Xúc giác được tạo ra từ mạng lưới đầu dây thần kinh và sẽ cảm nhận tốt dưới da ở giữa phần biểu bì và hạ bì. Những dây thần kinh cảm giác đóng vai trò là bộ phận tiếp nhận và được tiếp nối với các trục thần kinh. Mọi tế bào xúc giác sẽ nằm khắp trên cơ thể con người.

Từ đây hình thành nên cảm giác của con người, những cảm giác này có được là nhờ vào dây thần kinh cảm giác. Do cơ thể con người sở hữu hệ thống dây thần kinh cảm giác dày đặc nên ngay cả cái chạm nhẹ nhất thì vẫn có thể cảm nhận được một cách rõ rệt.

Mỗi một bộ phận và phần cơ thể của con người sẽ có xúc giác cảm giác khác nhau. Những phần như ngón tay, môi mũi, lưỡi, lòng bàn chân… thì mật độ xúc giác sẽ cực kỳ cao và mang lại cho chúng ta nhiều cảm giác khi chạm vào.

Da chính là cơ quan cảm giác cho chính xúc giác của mỗi con người. Với xúc giác thì bạn có thể cảm nhận được thứ gì đó chạm vào da của mình đồng thời bạn cũng cảm nhận được nhiệt độ của thứ mà bạn đang chạm vào.

Vai trò của xúc giác

Xúc giác giúp con người có thể cảm nhận những kích thích quanh da thông quan việc sờ, nắm, chạm… Vậy sẽ như thế nào nếu như con người không thể cảm nhận được sự nóng, lạnh, đau…

Xúc giác ở một người khỏe mạnh thì sẽ cảm nhận được mọi cấu tạo của đồ vật, trạng thái, nhiệt độ hay trọng lượng… Từ việc cảm nhận được xúc giác thì có thể khẳng định rằng các cơ quan não bộ của con người hoạt động một cách bình thường. Ngược lại, nếu như không cảm nhận được xúc giác thì rất có thể bạn đang bị chứng rối loạn xúc giác và điều này sẽ thật khó khăn khi bạn không cảm nhận được mọi vật thông qua những cái chạm, tiếp xúc.

Xúc giác con con người có thể cảm nhận được mọi thứ xung quanh
Xúc giác con con người có thể cảm nhận được mọi thứ xung quanh

Có thể nói rằng bên cạnh những cơ quan giác quan khác của con người thì xúc giác đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó giúp cho con người của chúng ta cảm nhận được vạn vật. Cùng với những cơ quan giác quan khác thì cuộc sống con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Đặc biệt, xúc giác không chỉ tồn tại ở con người mà còn có ở động vật, mọi con vật cũng có giác quan và cảm xúc giác quan giống như con người vậy.

Quá trình phát triển của xúc giác

Giai đoạn sơ sinh

Em bé vừa mới sinh có làn da rất nhạy cảm. Một số vùng trên cơ thể của bé đặc biệt nhạy cảm khi mà chạm vào như: miệng, má, mặt, bụng, bàn tay, lòng bàn chân…

Khi bé mới chào đời thì việc tiếp xúc da kề da là một việc làm rất quan trọng nhằm gắn kết tình cảm mẹ con, cha còn… với nhau. Lúc này, em bé có cảm giác được sự che chở khi được mẹ, ba… chạm vào da và sẽ phản ứng lại bằng cách chạm vào cằm của mẹ, ba…

Em bé mới sinh có làn da nhạy cảm
Em bé mới sinh có làn da nhạy cảm

Khi bạn vuốt lòng bàn tay của bé thì bé sẽ phản ứng lại bằng cách nắm chặt tay của bạn. Tương tự, nếu như bạn đặt bất kỳ vật dụng nào đó vào lòng bàn tay của bé thì bé cũng sẽ nắm chặt lấy nó. Tuy nhiên, những phản xạ này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn.

Miệng của em bé cũng rất nhạy cảm. Bé sử dụng miệng như một cách khác để có thể học hỏi và khám phá. Do đó, khi bạn đặt bé lên ngực thì bé sẽ dùng miệng để tìm núm vú và ngậm bú. Ngoài ra, nếu bạn chạm nhẹ vào má của bé thì bé sẽ quay đầu lại và dùng miệng để cảm nhận tay bạn.

Giai đoạn 1 tháng tuổi

Khi được 1 tháng tuổi thì tay của bé hầu như khép lại. Khi ngón tay mở thì trẻ thích dùng nó để cầm lấy ngón tay của bố mẹ nếu như được chạm vào lòng bàn tay.

Bé thích cầm ngón tay của bố/mẹ
Bé thích cầm ngón tay của bố/mẹ

Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ thích cảm giác được bố mẹ chạm vào và chạm cằm của bố mẹ. Đây là phản ứng nhẹ nhàng để trẻ có thể kết nối tình cảm với gia đình. Lúc này thì các bộ phận như lưỡi, môi và miệng của trẻ rất nhạy cảm. Trẻ sẽ sử dụng chúng để cảm nhận về các vật dụng xung quanh.

Trẻ sẽ không tự nhặt đồ chơi nhưng rất thích thú khi được cầm trên tay. Ở giai đoạn 2 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi này thì trẻ có khả năng phân biệt được các vật dụng cứng và mềm.

Giai đoạn 4 tháng tuổi

Ở giai đoạn 4 tháng tuổi này thì các khối cơ của bé đang trong lúc phát triển mạnh, đặc biệt là ở cánh tay và bàn tay. Điều này sẽ tạo điều kiện cho trẻ thực hiện các hành động như vươn tay và chạm vào các đồ vật.

Bé thích chạm vào đồ vật
Bé thích chạm vào đồ vật

Giai đoạn 5 tháng tuổi

Khi bé được 5 tháng tuổi thì sẽ bắt đầu tập nâng, cầm và nắm các đồ vật bằng cả hai tay nhưng vẫn sẽ dùng miệng để cảm nhận cấu trúc của chúng. Điều này giúp hình thành được cảm xúc rõ ràng của trẻ đối với việc đi tắm, trẻ có thể phân biệt được nước nóng và nước lạnh.

Giai đoạn 6 tháng tuổi

Khi được 6 tháng tuổi thì xúc giác của bé vẫn tiếp tục được hoàn thiện. Lúc này, trẻ đang học cách để có thể vươn tay, cầm nắm đồ vật bằng cả hai tay và chuyển chúng từ tay này sang tay kia.

Bé có thể cầm nắm đồ vật bằng cả 2 tay
Bé có thể cầm nắm đồ vật bằng cả 2 tay

Lúc này, trẻ rất thích những đồ chơi có thể chạm vào và tương tác. Do đó, gia đình nên phát triển xúc giác cho trẻ bằng cách cho bé chơi các đồ phát ra âm thanh khi trẻ chạm vào.

Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, khả năng nhận thức về không gian của bé đang phát triển. Kết hợp cùng với xúc giác, trẻ có thể phân biệt được vật thể phẳng và vật thể đa chiều. Vì vậy mà bé sẽ cảm giác thích thú khi được chạm vào các đồ vật có bộ phận để nắm hay bộ phận có thể xoắn hoặc xoay…

7 – 8 tháng tuổi cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập bò. Do đó gia đình nên tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các đồ vật xung quanh để góp phần làm tăng cường tư duy khám phá cho bé.

Giai đoạn 9 – 10 tháng tuổi

Em bé sẽ di chuyển nhiều hơn và luôn tìm đến các vật dụng mới mẻ để có thể chạm vào. Đến giai đoạn này thì trẻ vẫn dùng miệng để tìm hiểu về các loại đồ vật.

Bé có thể chuyển đồ vật ra nhiều vị trí khác nhau
Bé có thể chuyển đồ vật ra nhiều vị trí khác nhau

Lúc này, trẻ sẽ thích nhặt đồ vật và bỏ chúng vào hộp đựng. Vì vậy mà các gia đình nên mua các đồ vật có màu sắc sặc sỡ hay có các bộ phận chuyển động được nhưng an toàn để trẻ tiếp tục khám phá.

Giai đoạn 11 – 12 tháng tuổi

Khi trẻ được 1 tuổi sẽ khám phá đa dạng hơn từ các loại đồ vật với tính chất khác nhau như cứng, mềm, lạnh, ướt, dính và sệt. Lúc này trẻ không dùng miệng nữa mà dùng tay để sờ và cảm nhận các loại đồ vật này.

Như vậy xúc giác của con người được hình thành và phát triển ngay từ những giai đoạn đầu đời của mỗi con người.

Những giác quan khác của con người

Bên cạnh xúc giác thì con người còn có một số giác quan khác bao gồm:

Các giác quan của con người
Các giác quan của con người

– Vị giác là cảm nhận được nhận biết thông qua lưỡi và những nốt sần đỏ của nó trên bề mặt. Vị giác sẽ được phát huy một cách mạnh mẽ thông qua việc ăn uống giúp con người có thể cảm nhận được khẩu vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng…

– Thị giác giúp con người nhìn thấy vạn vật xung quanh. Thông qua thị giác giúp con người có thể cảm nhận được: hình ảnh, màu sắc, ánh sáng… xung quanh. Với những người không có thị giác hay bị mù thì sẽ không thể cảm nhận được hình ảnh, còn màu sắc thì họ cảm nhận được duy nhất đó chính là màu đen.

– Thính giác chính là giác quan âm thanh của con người. Khi lắng nghe thì đó chính là cảm nhận của thính giác giúp cho con người có thể nghe được lời người khác nói, âm thanh xung quanh, tiếng gọi…

– Khứu giác chính là giác quan cảm nhận mùi hương của sự vật xung quanh giúp con người nhận biết nó có mùi ra sao.

Như vậy với những chia sẻ trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn xúc giác là gì rồi đúng không nào. Để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích khác hãy thường xuyên theo dõi muahangdambao.com của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *