FED là gì? Cơ cấu, chức năng, vai trò của FED là gì?

FED là cái tên quen thuộc đối với những ai quan tâm đến đầu tư, tài chính. Mỗi khi FED có quyết định tăng hoặc giảm lãi suất lại có những tác động nhất định đến nền kinh thế thế giới. Vậy FED là gì mà nó có tầm ảnh hưởng lớn đến vậy? 

FED là gì?

FED là viết tắt của FEDeral Reserve System – là Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ hoặc có thể hiểu đây là Ngân hàng Trung Ương Mỹ, được thành lập và hoạt động từ được thành lập từ 23/12/1913 đến nay.

Đây là một tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Mỗi chính sách của FED có ảnh hưởng lớn đối với thị trường tài chính toàn cầu.

FED là Ngân hàng Trung Ương Mỹ
FED là Ngân hàng Trung Ương Mỹ

FED ra đời nhằm mục đích duy trì những chủ trương tiền tệ linh hoạt, bảo đảm an toàn cho nền kinh tế Liên bang Hoa Kỳ.

Đây cũng là tổ chức duy nhất được cấp phép in tiền đô la Mỹ (USD). Vì vậy, FED có vai trò quan trọng trong việc hoạch định và điều chỉnh chính sách tiền tệ của Mỹ.

Bản chất của FED

FED hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc và không bị tác động bởi chính phủ Mỹ. Sự độc lập sẽ giúp FED có thể đưa ra quyết sách phù hợp với thực tế, đảm bảo sự ổn định cho nền tài chính Mỹ và giúp kinh tế của cả đất nước phát triển.

Kho dự trữ của FED là nơi tập trung lượng tiền và vàng nhiều nhất thế giới. Ngân hàng Thành Phố New York thuộc FED hiện đang dự trữ 25 % lượng vàng trên thế giới và hầu hết là vàng của quốc tế gửi.

Cơ cấu tổ chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED

Cơ cấu tổ chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED có các thành phần chính sau:

  • Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên có nhiệm kỳ 14 năm
  • Ủy ban Thị trường mở (FOMC)
  • Các Ngân hàng của FED (gồm có 12 ngân hàng Dự trữ liên bang khu vực) đặt tại các thành phố lớn)
  • Các Ngân hàng thành viên rủi ro thấp.
Cơ cấu tổ chức của FED
Cơ cấu tổ chức của FED

Trong đó:

  • Hội đồng Thống đốc: bao gồm 7 thành viên đều thuộc Uỷ ban thị trường mở, do đề cử của Tổng thống Mỹ. Nhiệm vụ của họ là đưa ra những quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ. 
  • Ủy ban thị trường mở FOMC: bao gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc + 5 Chủ tịch ngân hàng chi nhánh. Nhiệm vụ của họ là thúc đẩy thị trường tài chính ổn định, đưa ra các quyết định tăng giảm lãi suất và thực hiện giám sát hoạt động tài chính.
  • Các ngân hàng dự trữ liên bang được đặt tại 12 khu vực để đảm nhiệm các nhiệm vụ còn lại gồm: New York, Philadelphia, Chicago, Boston, St. Louis, Richman, Atlanta, Minneapolis, Cleveland, Kansas City, San Francisco và Dallas.

Chức năng, vai trò của FED

Theo Đạo luật dự trữ Liên bang, chỉnh sửa năm 1977, chức năng của FED bao gồm:

  • Ban hành và thực thi các chính sách tiền tệ, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định giá và lãi suất trên thị trường.
  • Kiểm soát rủi ro trên thị trường tài chính.
  • Tăng trưởng kinh tế, bình ổn giá sản phẩm và dịch vụ.
  • Giám sát hoạt động của các Ngân hàng.
  • Quản lý tài sản có giá trị cho chính phủ Mỹ.
  • Liên kết và cung cấp các dịch vụ tài chính cho các quốc gia khác trên thế giới.
    Chịu trách nhiệm đối với hệ thống chi trả của Mỹ.
Mỗi quyết định của FED có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới
Mỗi quyết định của FED có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới

FED tăng/ giảm lãi suất để làm gì?

Nguyên nhân dẫn đến những quyết định tăng/ giảm lãi suất của FED nhằm đảm bảo mục tiêu quan trọng nhất là giữ cho lạm phát ở Mỹ ổn định dưới mức 2% vì lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến cân nhắc thay đổi lãi suất của FED. Cụ thể;

  • Nếu lạm phát quá cao, FED sẽ tìm cách tăng lãi suất huy động vốn. Điều này làm chậm nhu cầu vay và nhu cầu của người tiêu dùng, giảm lượng tiền mà các ngân hàng phải cho vay. Lãi suất tăng còn làm cho nợ tiêu dùng tăng, buộc mọi người phải chi tiêu ít hơn. Do đó, làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đưa giá hàng hóa/dịch vụ xuống thấp hơn.
  • Ngược lại, lạm phát giảm là dấu hiệu cho thấy người dùng hạn chế chi tiêu → dấu hiệu suy thoái kinh tế. Trong trường hợp này, FED hạ lãi suất để kích thích các hoạt động kinh tế. Lãi suất thấp hơn đồng nghĩa với lãi vay sẽ thấp hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy hoạt động tăng trưởng kinh tế trở lại.

Tình hình lãi suất của FED hiện nay ra sao?

FED đang đẩy mạnh việc tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát trên thế giới, nhưng cũng là tiềm ẩn nguy cơ suy thoái kinh tế, hạn chế tăng trưởng ở nhiều quốc gia.

Ngày 21/9/2022, FED đã tăng lãi suất lên 75 điểm lần thứ ba liên tiếp kể từ đầu năm 2022 đến nay, dẫn đến lãi suất cho vay ở mức 3.0-3.25%, đạt đỉnh từ đầu năm 2008. Dự kiến lãi suất trung bình vào năm 2023 là 4.6%.

FED cũng đưa ra dự định tăng lãi suất mới là 125 điểm. Quyết định tăng lãi suất này xuất phát từ tình hình lạm phát trong tháng 8/2022 không những không giảm mà còn tăng.

FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thị trường?

FED tăng lãi suất thì giá vàng tăng hay giảm?

Vàng là kim loại quý bị tác động nhiều khi lãi suất tăng. Điều này làm tăng chi phí việc nắm giữ vàng thỏi không trả lãi.

Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng thêm 1,2% lên 1.656.3 USD. Giá hiện đã tăng khoảng 0,6% trong tuần. Giá vàng của Việt Nam cũng tăng theo.

FED tăng lãi suất thì giá vàng tăng
FED tăng lãi suất thì giá vàng tăng

Tác động của FED đối với kinh tế thế giới

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ tác động tới kinh tế thế giới trên 5 phương diện sau: mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên khiến cho kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, tổng cầu hàng hóa và dịch vụ thế giới suy giảm; đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác làm cho đồng nội tệ của các nước yếu đi so với tiền USD. Vì vậy, kích thích xuất khẩu nhưng nhập khẩu sẽ đắt hơn, đặc biệt là nhập khẩu xăng dầu.

Đồng USD tăng giá khi FED tăng lãi suất
Đồng USD tăng giá khi FED tăng lãi suất

Tiếp đến, tăng lãi suất sẽ tác động tiêu cực đến khả năng vay vốn trên thị trường quốc tế của các nước thuộc thị trường mới nổi vì các tổ chức cho vay sẽ đòi lãi cao hơn lãi suất khi họ đầu tư tại Mỹ.

Điều này gây khó khăn đối với các nước thuộc thị trường mới nổi khi đang phải đương đầu với giá năng lượng và giá lương thực nhập khẩu tăng cao do đại dịch và cuộc chiến tranh tại Ukraine.

Tác động không nhiều tới kinh tế Việt Nam

Mặc dù, kinh tế Mỹ đã có 2 quý suy giảm liên tiếp và tổng cầu thế giới suy giảm. Điều này có tác động nhưng không nhiều tới thương mại quốc tế Việt Nam. Đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng thiết yếu, như sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, hàng dệt may, da giày.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều

Ở các nước dù suy thoái, người dân vẫn phải sử dụng những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu này. Hơn nữa, giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không lớn đối với chi tiêu của các nước trên thế giới nên kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều.

Kể từ khi FED tăng lãi suất, chỉ có khoảng 4.600 tỷ đồng vốn rút dòng từ đầu năm đến nay ra khỏi thị trường Việt Nam. Tuy vậy, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm ảnh hưởng đến huy động các dòng vốn, uy tín quốc gia; giảm niềm tin của nhà đầu tư, nhiều dự án lớn đội vốn, gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách tỷ giá linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường. Vì vậy, khi FED tăng lãi suất, tỷ giá VND/USD sẽ tăng không nhiều do dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức khá cao, đủ khả năng chống chịu các cú sốc bên ngoài. Nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối và thực hiện giải ngân vốn FDI dự báo vẫn tăng ổn định, cán cân thương mại dự báo thặng dư.

FED tăng lãi suất ảnh hưởng gì đến thị trường Chứng Khoán Việt Nam?

FED mới đây tăng lãi suất và thị trường chứng khoán tại Việt Nam chắc chắn bị ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất này.

Lãi suất huy động bằng tiền VND sẽ chịu áp lực tăng do áp lực của tăng giá USD và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao.

Thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của FED
Thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của FED

Lãi suất đồng USD tăng sẽ gây ra áp lực lớn lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước và chính phủ. Tính thanh khoản của thị trường tài chính quốc tế thắt chặt hơn, điều này đồng nghĩa chính phủ và các doanh nghiệp trong nước khó huy động vốn nước ngoài và sẽ phải chịu lãi suất cao hơn.

Đồng USD tăng mạnh đã gây ra áp lực tăng lên tỷ giá USD/VND. Nhiều chuyên gia nhận định trong thời gian sắp tới kéo dài đến cuối năm 2023, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ chịu áp lực lớn khi chính sách tiền tệ thắt chặt, làm giảm kỳ vọng tăng trưởng kinh tế. Chứng khoán Việt Nam có thể sẽ cũng bị ảnh hưởng tương tự trong thời gian sắp tới. Do vậy, các nhà đầu tư cần phải thận trọng khi đưa ra quyết định giao dịch.

Tăng lãi suất liên tục có gây ra khủng hoảng kinh tế?

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco cho rằng việc áp dụng giảm lạm phát bằng cách thắt chặt quá mức có thể đưa nền kinh tế Mỹ vào tình trạng “suy thoái không hồi kết” và cần phải giảm tốc độ tăng lãi suất.

Với việc FED tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế tình trạng lạm phát dai dẳng. Nhiều chuyên gia dự đoán một cuộc suy thoái vừa phải có thể sẽ bắt đầu vào quý 3/2023. Vì tăng trưởng thực tế sẽ giảm xuống mức âm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.

Có thể bạn quan tâm:

FBI là gì? Có nhiệm vụ gì? Cách thức tuyển dụng và hoạt động ra sao?

Liên minh châu Âu EU là gì? Có chức năng gì? Có bao nhiêu thành viên?

Bất kỳ chính sách nào của FED đưa ra cũng nhằm mục đích bảo vệ nền kinh tế của Mỹ. Vì vậy, hầu hết sẽ gây khó khăn cho các nước khác chứ ít khi đem lại lợi ích. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được FED là gì và những ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô sau mỗi quyết định của FED. Từ đó, có được những kế hoạch đầu tư đúng đắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *