Glucose là gì, có vai trò gì? Cách kiểm tra nồng độ Glucose chính xác

Glucose là thành phần chính của đường và có nhiều trong các loại trái cây và thực phẩm giàu tinh bột. Đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Vậy Glucose là gì? Đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể? Chỉ số Glucose trong máu ở mức bao nhiêu là bình thường? Cách kiểm tra nồng độ Glucose chính xác. Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Glucose là gì? 

Glucose là một monosaccarit có công thức phân tử là C6H12O6. Có thể hiểu đơn giản, Glucose là một loại đường. Nó chính là nguồn năng lượng quan trọng trong hoạt động của nhiều mô, cơ quan, phổ biến là não bộ.

Glucose hay còn được gọi là đường
Glucose hay còn được gọi là đường

Glucose có mặt ở hầu hết các đồ ăn, thức uống mà chúng ta vẫn thường sử dụng hàng ngày. Trong toàn bộ quá trình tiêu hóa, enzym phân tách Glucose qua thức ăn, sau đó đốt cháy ở tế bào để tạo ra năng lượng, H2O và CO2. Đồng thời Glucose còn được hấp thụ vào máu, chuyển đến mô và cơ quan. Phần còn lại tích trữ ở cơ và gan.

Glucose hoạt động như thế nào?

Sau khi ăn các thực phẩm chứa carbohydrate, enzym và axit trong dạ dày sẽ phá vỡ carbohydrate, giải phóng glucose. Ruột sẽ hấp thụ glucose, giải phóng qua máu đến các tế bào. Glucose dư thừa được lưu trữ dưới dạng glycogen ở gan. Giữa các bữa ăn hoặc trong khi đang ngủ, gan chuyển đổi glycogen thành glucose thông qua quá trình glycogenesis, giúp cơ thể duy trì lượng đường trong máu lưu thông đều đặn để cung cấp năng lượng cho các tế bào.

Glucose dư thừa được lưu trữ dưới dạng glycogen ở gan
Glucose dư thừa được lưu trữ dưới dạng glycogen ở gan

Quá trình vận chuyển glucose vào máu luôn cần có insulin (do tuyến tụy tiết ra). Do đó, nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả thì việc đưa glucose vào tế bào sẽ bị gián đoạn. Lúc này bạn liên tục cảm thấy đói, khát nước, ăn uống liên tục nhưng cơ thể vẫn không có đủ năng lượng cho các hoạt động sống.

Chỉ số Glucose trong máu cho biết tình trạng sức khỏe

Chúng ta thường hay nghe về chỉ số lượng đường trong máu nhưng thực sự chưa hiểu kỹ về chúng. Cụ thể đường huyết sẽ biểu thị tốc độ gia tăng của lượng Glucose trong máu. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá một người có đang mắc bệnh tiểu đường hay không?

Chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết

Chỉ số Glucose mức bình thường là bao nhiêu?

Đường trong máu của một người thường sẽ không cố định mà sẽ biến đổi liên tục trong ngày. Nhưng nhìn chung thì chỉ số Glucose khi đói thường nằm trong khoảng từ 3.9 – 5.5 mmol/L là an toàn, bạn có thể yên tâm.

Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Để xác định chính xác một người có bị mắc bệnh tiểu đường hay không, ngoài triệu chứng lâm sàng thì kết quả của các xét nghiệm mới phản ánh được chính xác nhất.

– Xét nghiệm lần 1: chỉ số Glucose Lớn hơn hoặc bằng 126mg/gL hoặc 7 mmol/L bằng xét nghiệm huyết tương khi đói.

– Xét nghiệm lần 2: chỉ số Glucose Lớn hơn hoặc bằng 200mg/gL hoặc 11.1 mmol/L khi thực hiện phương pháp dung nạp Glucose.

– Xét nghiệm lần 3: chỉ số Glucose Lớn hơn hoặc bằng 200mg/gL hoặc 11.1 mmol/L bằng xét nghiệm huyết tương bất kỳ.

Chỉ số Glucose thấp là bao nhiêu?

Glucose thấp hay còn được gọi là tình trạng hạ đường huyết, biểu thị đường trong máu thấp. Hiện tượng này xảy ra khi đường trong máu dưới mức 70mg/dL, rất nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vai trò của Glucose đối với cơ thể

Tốt cho não

Hầu hết các tế bào thần kinh đều cần glucose để hoạt động. Một bộ não khỏe mạnh cần nguồn năng lượng cao. Vì vậy, cơ thể cần liên tục được cung cấp glucose vào máu.

Glucose có vai trò quan trọng cho sự hoạt động bình thường của bộ não
Glucose có vai trò quan trọng cho sự hoạt động bình thường của bộ não

Glucose theo máu vận chuyển lên não giúp cung cấp năng lượng để duy trì các hoạt động ghi nhớ, suy nghĩ, học tập, làm việc…Nếu không được cung cấp đủ glucose, các tế bào thần kinh sẽ không thể kết nối với các tế bào khác trong cơ thể để làm nhiệm vụ của mình.

Duy trì sức mạnh cơ bắp

Sau khi cơ thể đã được cung cấp đủ nguồn năng lượng cần thiết, lượng glucose còn lại sẽ được lưu giữ dưới dạng glycogen ở gan và các cơ bắp. Phần lớn glycogen dự trữ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất.

Glucose duy trì sức khỏe cơ bắp 
Glucose duy trì sức khỏe cơ bắp

Khi tập thể dục kéo dài, gây cạn kiệt glucose, khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức và suy nhược đột ngột.

Cung cấp năng lượng 

Glucose có khả năng hấp thụ trực tiếp qua ruột non vào trong máu và đặc biệt giúp tăng nồng độ đường trong máu nhanh hơn những loại đường khác như sucrose, fructose.

Carbohydrate cũng cần thời gian phân hủy thành glucose sau đó mới hấp thụ vào cơ thể. Chính vì vậy, khi cơ thể mất năng lượng, mệt mỏi thì bạn có thể ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều glucose như nước đường, mật ong, nước ép trái cây,… để cung cấp năng lượng tức thì.

Duy trì nhiệt độ cơ thể

Glucose cung cấp năng lượng chuyển hoá cơ bản, giúp duy trì thân nhiệt của cơ thể. Đặc biệt là quá trình tăng thân nhiệt khi gặp lạnh hoặc bị mất nhiệt. Quá trình điều hoà giảm nhiệt do các cơ chế như đổ mồ hôi, giãn mạch,…

Duy trì sức khỏe tổng thể

Glucose đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Không có glucose sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của da, cơ, xương. Không chỉ vậy, Glucose còn giúp duy trì hoạt động ổn định của các tế bào cơ thể, điều hòa nhịp tim và hô hấp.

Một số bệnh nguy hiểm do lượng đường huyết tăng/giảm bất thường

Những biến chứng nguy hiểm khi không kiểm soát được lượng glucose máu có thể kể đến như: 

  • Bệnh thần kinh
  • Bệnh tim
  • Mù lòa
  • Nhiễm trùng da
  • Các vấn đề về xương khớp và tứ chi, đặc biệt là bàn chân
  • Mất nước nghiêm trọng
  • Hôn mê.

Tăng đường huyết

Ở giai đoạn sớm, tăng đường huyết chưa có dấu hiệu rõ ràng. Bệnh chỉ biểu hiện qua một số dấu hiệu như:

  • Uống nước nhiều: từ 3 – 4 lần/ngày.
  • Thèm ăn: các tế bào thiếu hụt đường vì bị tăng tính thấm thành mạch, nhưng càng ăn thì lượng đường huyết càng cao.
  • Tiểu nhiều: tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là ban đêm.
Tình trạng tiểu đêm nhiều lần liên quan đến chỉ số đường huyết
Tình trạng tiểu đêm nhiều lần liên quan đến chỉ số đường huyết

Với tình trạng Glucose trong máu tăng kéo dài có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, gây nên một số bệnh lý như:

  • Các bệnh về tim: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
  • Suy thận: bởi lượng Glucose quá cao gây tổn thương cầu thận, gây viêm cầu thận mạn dẫn tới suy thận.
  • Các bệnh lý về mắt: suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, các bệnh lý về giác mạc, võng mạc,…
  • Các bệnh lý về da: viêm nhiễm, tróc da, mụn nhọt, lở loét,…
  • Thần kinh: rối loạn cảm giác, viêm dây thần kinh, …
  • Một số biến chứng khác: viêm phổi, hôn mê, thấp khớp,…

Hạ đường huyết

Tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra ở người mắc bệnh đái tháo đường. Số ít trường hợp có thể bị do tác dụng phụ của thuốc, người bệnh sau phẫu thuật dạ dày,…Các triệu chứng chung thường gặp như:

  • Rối loạn hệ thần kinh tự động: tay chân nặng nề, run tay, chóng mặt, mệt đột ngột, đau đầu, vã mồ hôi, ớn lạnh,…
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: co giật, hôn mê, rối loạn cảm giác vận động,…
Hạ đường huyết gây mệt mỏi, chóng mặt 
Hạ đường huyết gây mệt mỏi, chóng mặt

Một số biểu hiện khác: đau bụng, buồn nôn, tăng tiết nước bọt, nhịp tim nhanh, trường hợp nặng có thể xuất hiện động kinh, liệt nửa người,… 

Kiểm tra nồng độ glucose như thế nào?

Cách kiểm tra nồng độ Glucose tại nhà

Xã hội ngày càng phát triển, cùng với việc ăn uống ngày càng thiếu khoa học thì việc theo dõi mức đường huyết tại nhà là điều cần thiết, đặc biệt đối với người bị bệnh tiểu đường.

Tần suất kiểm tra nồng độ đường của mỗi người sẽ khác nhau. Nếu chưa rõ, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết tần suất kiểm tra đường huyết phù hợp.

Có thể kiểm tra nồng độ Glucose tại nhà bằng máy đo đường huyết
Có thể kiểm tra nồng độ Glucose tại nhà bằng máy đo đường huyết

Để đo lượng đường huyết tại nhà, bạn có thể thực hiện lần lượt các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đo đường huyết tại nhà bao gồm kim, máy đo và que test.
  • Bước 2: Dùng bông tẩm cồn để sát khuẩn đầu ngón tay, gắn que thử vào máy.
  • Bước 3: Sử dụng cây kim mới chích vào 1 bên đầu ngón tay, tạo ra vừa đủ 1 giọt máu.
  • Bước 4: Thấm máu vào que thử.
  • Bước 5: Khi có tiếng báo hiệu “tít” chứng tỏ đo đã thành công và máy sẽ cho bạn biết lượng đường trong máu của bạn tại thời điểm đó.

Buổi sáng, khi đói là thời điểm đo đường huyết chính xác nhất vì cơ thể bạn chưa được bổ sung carbohydrate trong suốt một đêm.

Nghiệm pháp Glucose

Đây là phương pháp được khuyên dùng với phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ (tầm 24 – 28 tuần), để phát hiện sớm các căn bệnh nguy hiểm nhất là tiểu đường thai kỳ. Bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm vào buổi sáng, khi đã nhịn đói khoảng 10 – 14 tiếng. Tuy nhiên, những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng không thể sử dụng liệu pháp này. Chống chỉ định với những người đang dùng các loại thuốc lợi tiểu, corticoid,… trong 3 ngày gần nhất.

Xét nghiệm nước tiểu (glucose niệu)

Trong quá trình chuyển hóa, Glucose niệu sẽ cho kết quả âm tính. Thế nhưng vì một số các yếu tố ảnh hưởng khác như lượng đường huyết cao, thận bị tổn thương dẫn đến sự xuất hiện của đường ở trong nước tiểu. Quá trình tiến hành xét nghiệm diễn ra nhanh chóng, bạn không cần nhịn đói vẫn có thể xét nghiệm.

Xét nghiệm nước tiểu (glucose niệu)
Xét nghiệm nước tiểu (glucose niệu)

Xét nghiệm glucose máu (tĩnh mạch)

  • Lúc đói: bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi tiến hành, chỉ được uống nước lọc. Mức chỉ số sẽ biểu hiện như sau:

+ Bình thường: <100 mg/dL.

+ Tiền tiểu đường: 100 – 125 mg/dL.

+ Tiểu đường: >126 mg/dL.

Xét nghiệm glucose máu (tĩnh mạch)
Xét nghiệm glucose máu (tĩnh mạch)
  • Ngẫu nhiên: có thể xét nghiệm bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn ăn.

Xét nghiệm HbA1c

HbA1c là loại hemoglobin kết hợp với Glucose. Nồng độ đường huyết tăng cao tương đương với lượng Glucose và hemoglobin liên kết nhiều hơn. Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm và có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể áp dụng với bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường (điều kiện không dùng thuốc trước khi xét nghiệm khoảng 1 giờ). Các mức độ định lượng HbA1c như sau:

  • Bình thường: 5,7% .
  • Tiều tiểu đường: 5,7 – 6,4%.
  • Tiểu đường: trên 6,5 %.

Thực phẩm chứa nhiều đường glucose

Hầu hết các loại carbohydrate trong thực phẩm đều chứa glucose, một số loại thực phẩm chứa nhiều đường glucose (hàm lượng glucose tính bằng gam trên 100g): nho (7,2g), mận (5,1g), chuối chín (5g), ngô (3,4g), lê (2,8g), quả táo (2,4g), quả mơ (2,4g), cam (2g), đào (2g), dứa (1,7g), củ cải đường (0,1g), khoai lang (1g),…

Có thể bạn quan tâm:

Maltitol là gì? Có thay thế được đường thông thường không?

Cách làm rượu nho ngâm đường phèn đơn giản, dễ thực hiện

Khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, bạn không nên chủ quan hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám. Nếu không may bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Việc tập luyện, uống thuốc kết hợp với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp bạn sớm ổn định đường huyết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *