Glutathione là chất chống lão hóa nổi tiếng được nhiều chị em lựa chọn. Không chỉ vậy, Glutathione đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ tối ưu hóa hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình giải độc ở cấp độ tế bào, tăng năng lượng cho cơ thể. Vậy glutathione là gì và tác dụng và liều dùng của glutathione như thế nào cho hiệu quả?
Tóm tắt
Glutathione là gì?
Glutathione (GSH) là một chất tự nhiên được sản xuất bởi gan, tổng hợp từ tế bào bằng 3 amin gồm: Glutamic, Cysteine và glycine. và được tìm thấy trong hoa quả, rau và thịt.
Nồng độ glutathione trong cơ thể có thể bị suy giảm bởi một số yếu tố như dinh dưỡng kém, độc tố từ môi trường, stress và tuổi tác.
Cơ chế hoạt động của Glutathione
Glutathione tham gia vào các quá trình xây dựng, sửa chữa mô, tạo ra các protein cần thiết cho cơ thể và hệ thống miễn dịch.
Glutathione cung cấp năng lượng, trung hòa các gốc tự do thiếu điện tích tương ứng giúp ngăn chặn hình thành các gốc tự do, chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Hơn nữa, khi vào cơ thể, glutathione sẽ thu gom các kim loại nặng và độc tố hấp thụ mỗi ngày qua da, hơi thở, thức ăn, nước uống,…để kích thích đào thải chúng khỏi cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Đặc biệt, tuy cơ thể có thể tự sản sinh nhưng nếu không tái tạo được glutathione thì cơ thể sẽ bị quá tải độc tố và mất cân bằng cơ thể.
Các tác dụng của Glutathione với sức khỏe
Glutathione là một chất quan trọng đối với cơ thể và hoạt động sống của các tế bào, các tác dụng của Glutathione có thể kể đến như sau:
Làm chậm quá trình lão hóa
Glutathione có bản chất là một chất chống oxy hóa mạnh và khả năng trung hòa các gốc tự do, Glutathione giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể hiệu quả.
Glutathione giúp ngừa và sửa chữa các tế bào có dấu hiệu hư hỏng do oxy hóa. Đây chính là tác nhân hàng đầu gây ra vấn đề về tuổi tác và lão hóa.
Tăng cường chức năng cho gan và thải độc
Theo các chuyên gia, Glutathione hỗ trợ mạnh mẽ các chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa,… Do đó, có thể nói, hợp chất Glutathione đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thải độc của cơ và hoạt động theo 2 cơ chế chính là:
- Ngăn ngừa sự hấp thụ các chất độc hại, hóa chất khi đưa thực phẩm vào cơ thể.
- Trung hòa và ngăn chặn các độc tố có trong hệ tiêu hóa trước khi chúng được hấp thụ vào trong cơ thể.
Giảm các cơn đau cơ và khớp
Glutathione có tác dụng giảm đau mạnh mẽ các cơ và khớp sau quá trình tập luyện nhờ khả năng làm hạn chế sự xuất hiện của các gốc từ do từ vận động cơ bắp. Glutathione cũng giúp tăng cường sức bền tập luyện và có độ phục hồi cao hơn.
Chính vì vậy, Glutathione được tối ưu và phát huy cao với các vận động viên thể thao, người thường xuyên tập thể dục.
Tăng cường hệ miễn dịch
Glutathione có vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Với nồng độ hợp lý, Glutathione giúp tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xuất hiện và xâm nhập của vi khuẩn và virus gây hại với cơ thể.
Glutathione được sử dụng nhiều trong điều trị tiêu đường, viêm gan, bệnh tim, các bệnh lý về ung thư hay hội chứng suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, nhiễm trùng phổi,…
Cải thiện tập trung, giảm căng thẳng
Não bộ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các gốc tự do và một số chất béo. Chính vì vậy, việc duy trì một lượng Glutathione phù hợp sẽ loại bỏ các tác nhân xấu gây ảnh hưởng tới sự tập trung của nó bộ. Đồng thời, Glutathione cũng làm giảm sự căng thẳng kéo dài và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Đây cũng là lý do khiến Glutathione được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh Alzheimer ở người già, hay các hội chứng mệt mỏi kéo dài.
Giảm tình trạng của bệnh lý Parkinson
Hiện nay, bệnh lý Parkinson vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, các thử nghiệm đã cho thấy, Glutathione có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng run, khó cầm nắm của bệnh. Điều này giúp cải thiện chất lượng sống của người bệnh.
Cải thiện khả năng sinh sản
Hợp chất Glutathione có vai trò tích cực tới chất lượng tinh trùng ở nam giới, giảm thiểu các thiệt hại về AND và oxy trên tinh trùng. Do đó, Glutathione được sử dụng nhiều để điều trị vô sinh cho nam giới.
Ngoài ra, hợp chất Glutathione còn có một số công dụng như:
- Tăng cường chức năng của hệ hô hấp.
- Cải thiện và làm trắng da.
- Tăng hiệu quả hấp thu khoáng chất, vitamin và năng lượng cho cơ thể.
- Ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Cải thiện quá trình tuần hoàn, lưu thông máu trong cơ thể. Giảm tình trạng đông máu ở người bị bệnh xơ cứng động mạch gan.
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Glutathione
Khi sử dụng Glutathione, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:
- Bụng bị đầy hơi.
- Dị ứng da như phát ban.
- Khó thở, co thắt phế quản.
- Làm chuột rút cơ bụng.
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Glutathione có thể gây ảnh hưởng tới tế bào da của em bé trong bụng.
Nếu gặp phải các phản ứng trên thì bạn nên đi thăm khám từ bác sĩ chuyên môn để điều chỉnh lượng Glutathione cho phù hợp nhé!
Glutathione có nhiều trong thực phẩm nào?
- Cây kế sữa: Loài cây này có khả năng thúc đẩy sản sinh glutathione nội sinh trong cơ thể, tăng cường chức năng gan và hồi phục tế bào bị tổn thương.
- Đạm whey: Đạm whey là protein chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có nhiều trong các sản phẩm từ sữa. Các hoạt chất này giúp tăng nồng độ glutathione nhờ tăng tiền chất tổng hợp cystein.
- Thực phẩm giàu lưu huỳnh: tỏi, súp lơ xanh, hành tây, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,…giúp cơ thể tăng sinh glutathione.
- N-acetylcysteine (NAC): NAC thường dùng để điều trị các vấn đề về thần kinh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng 200 miligam 500 miligam glutathione mỗi ngày.
- Thực phẩm giàu vitamin B: các vitamin nhóm B giúp cơ thể sản xuất glutathione, có thể tìm thấy ở gan, đậu xanh, măng tây, củ cải đường,…
- Thực phẩm giàu selenium: Selen là chất giúp chống oxy hóa mạnh và giúp cơ thể sản sinh glutathione
- Thực phẩm giàu vitamin C và E: Vitamin C giúp hình thành glutathione trong máu. Vitamin E là chất chống oxy hóa kết hợp với glutathione. Khi kết hợp 2 chất này sẽ giúp sản sinh glutathione và tăng cường hệ miễn dịch.
- Gan bò nuôi hữu cơ: Gan bò giàu selen, giúp tăng cường sản sinh glutathione.
Liều dùng Glutathione như thế nào là đủ?
Glutathione dạng uống
Làm trắng da: Trong 3 tháng đầu, uống khoảng 1000mg – 2000mg glutathione. Sau đó giảm liều uống xuống còn 500mg mỗi ngày.
Hỗ trợ điều trị ung thư:
- Uống glutathione 1000mg/ngày giúp bảo vệ tế bào thận và các tế bào thần kinh khỏi tác nhân độc hại của hóa trị liệu.
- Uống 500-1000mg/ngày glutathione có thể chống suy nhược ở bệnh nhân ung thư.
Hỗ trợ điều trị bệnh gan:
- Sử dụng 1000mg glutathione giúp bảo vệ các tế bào gan, tránh khỏi những tổn thương hoại tử, viêm gan do nhiễm độc.
- Viêm gan siêu vi, người bệnh nên uống khoảng 500mg glutathione mỗi ngày cho tới khi hồi phục.
- Xơ gan hoặc suy gan uống 500 – 1000mg glutathione mỗi ngày.
Glutathione dạng bôi
Nghiên cứu cho thấy sử dụng glutathione oxy hóa 2% bôi tại chỗ có thể làm sáng màu da ở vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Glutathione dạng tiêm
- Suy gan: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
- Hóa trị liệu: Tiêm 1500 mg/m2 trong 100 ml NaCl 0.9% glutathione trước khi hóa trị 15 phút. Ngày thứ 2 đến 6, tiêm bắp mỗi ngày 1 lần 600mg glutathione
- Vô sinh ở nam giới: Tiêm bắp tay trong 2 tháng 600mg glutathione cách ngày.
Glutathione qua thực phẩm
Khẩu phần ăn chỉ chiếm 1 – 1,5% lượng glutathione trong cơ thể. Do đó, trung bình mỗi người trưởng thành cần bổ sung 100 – 150mg glutathione từ thực phẩm hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm:
Glucosamine là gì, có tác dụng gì? Hướng dẫn uống đúng cách
Gelatin là gì, có tác dụng gì? Hướng dẫn cách dùng gelatin trong làm bánh
Glutathione được biết đến như một “thần dược” ngăn ngừa lão hóa, ung thư, bệnh tim, bệnh mất trí nhớ,…Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Glutathione sao cho hiệu quả và tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn nhé!