Rễ cọc là gì? Rễ chùm là gì? Ví dụ các loại rễ cọc và rễ chùm

Rễ cọc và rễ chùm là 2 loại rễ cây phổ biến nhất trong tự nhiên. Ở bài viết này, hãy cùng palada.vn tìm hiểu về khái niệm rễ cọc là gì? rễ chùm là gì và ví dụ về các loại rễ cọc và rễ chùm nhé.

Rễ cọc là gì?

Rễ cọc hay còn được gọi bằng cái tên khác như rễ trụ. Đặc điểm nổi bật của cây rễ cọc là có bộ rễ gồm rễ chính phát triển và đâm sâu xuống dưới lòng giống đất như một cái cọc, một cái trụ, xung quanh là những rễ nhỏ không đáng kể.

Rễ cọc ở cây bưởi
Rễ cọc ở cây bưởi

Loại rễ cọc thường xuất hiện chủ yếu ở loại cây hai lá mầm. Các loại cây có rễ cọc thường khỏe, vững chắc vì rễ trụ đâm sâu xuống dưới lòng đất. Do vậy nên những cây rễ cọc có thể chịu được sự tác động của yếu tố như gió hay bão.

Ví dụ các loại cây có rễ cọc: đậu xanh, nhãn, xoài, mít, bưởi, hồng xiêm

Rễ chùm là gì? 

Rễ chùm gồm nhiều rễ nhỏ, gần bằng nhau mọc toả ra từ một góc thân cây tạo thành chùm. 

Rễ chùm ở cây lúa
Rễ chùm ở cây lúa

Ví dụ các loại cây rễ chùm: cây tỏi, cây hành, cây lúa, cây khoai lang, cây khoai sọ, cây mướp, dừa, hành, lúa, ngô, cau, mía, tre,…. …

Cách phân biệt cây rễ cọc và rễ chùm là gì?

Để phân biệt cây có rễ cọc và rễ chùm thì chúng ta căn cứ vào hình dạng và cách sắp xếp của rễ con và rễ phụ

  • Rễ cọc: có một rễ chính và nhiều rễ con mọc xung quanh, thường xuất hiện ở cây 2 lá mầm.

Ví dụ: cây bàng, cây ổi, cây phượng, cây bưởi, cây mít,…

Phân biệt rễ cọc và rễ chùm
Phân biệt rễ cọc và rễ chùm
  • Rễ chùm: không có rễ chính, chỉ có nhiều rễ phụ mọc xung quanh gốc, thường có ở cây 1 lá mầm.

Ví dụ: cây hành, cây lúa, cây dừa,…

Cây rêu là cây gì? Sống ở đâu? Đặc điểm, vai trò, loại rêu

Các loại rễ cây

Bên cạnh rễ cọc và rễ chùm, còn có một số loại rễ cây sau:

  • Rễ củ: Phần rễ phình to tạo thành củ chứa các chất dinh dưỡng dự trữ dùng cho cây lúc ra hoa, kết quả. Ví dụ: cà rốt, sắn….
  • Rễ móc: Là những rễ phụ mọc ra từ thân giúp cây, sau đó bám vào trụ để leo lên. Ví dụ: cây trầu không, nho, su su…
  • Rễ thở: Các rễ hô hấp mọc hướng ngược lên trên mặt nước để lấy không khí cho rễ hô hấp. Ví dụ: cây bần, lục bình, đước…
  • Giác mút: Rễ biến thành giác mút đâm vào các cây khác để hút nước và chất dinh dưỡng. Ví dụ: phong lan, dây tơ hồng,…

Trên đây là những giải thích về Rễ cọc là gì? Rễ chùm là gì? Ví dụ các loại cây có rễ cọc và rễ chùm trong thực tế. Hy vọng qua những kiến thức này, các bạn có thể nhận biết các loại rễ cây trong thực tế và đặc điểm sinh học của chúng dựa vào những quan sát của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *