Tư duy là gì? Đặc điểm, vai trò của tư duy

Tư duy là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều ngành khoa học trên thế giới. Hàng ngày chúng ta cũng thường nghe đến khái niệm này rất nhiều. Đây là một khái niệm rất quen thuộc, tuy nhiên do tính trừu tượng của nó mà không phải ai cũng có thể nắm rõ khái niệm và đặc điểm của tư duy. Vì vậy, trong bài viết này, Palada.vn xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến tư duy là gì cũng như đặc điểm và vai trò của tư duy. Hãy cùng theo dõi nhé.

Tư duy là gì?

Tư duy là từ chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác thay đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm con người có nhận thức đúng đắn về sự vật xung quanh đồng thời có cách cư xử với nó, là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao, sự nhận thức khái quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới thông qua các khái niệm, phán đoán.

Tư duy là một quá trình sáng tạo giúp con người có thể học hỏi, rèn luyện có tri thức, nhận biết vấn đề và đưa ra cách giải quyết những vấn đề đó. Nói chung, tư duy của não con người vận hành với những kỹ năng học được có thể giúp trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển từ đó họ có thể suy nghĩ, xem xét, giải quyết những sự vật và hiện tượng trong cuộc sống.

Tư duy là gì?

Đặc điểm của tư duy

Tư duy mang những đặc điểm sau đây:

Tư duy có tính vấn đề

Vấn đề chính là những tình huống, hoàn cảnh mới mang mục đích nhất định. Tuy nhiên để ứng phó với vấn đề đó đã có những kiến thức, phương pháp hành động cũ tuy còn có thể áp dụng, song chúng không đủ sức giải quyết.

Tư duy sẽ xuất hiện khi gặp những tình huống có vấn đề như vậy. Những vấn đề này phức tạp và nhất là mới mẻ, nên nếu áp dụng cách giải quyết cũ thì không có tác dụng. Muốn giải quyết được vấn đề đó con người phải tìm ra cách thức mới.

Tuy nhiên không phải trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tư duy cũng xuất hiện. Vấn đề chỉ trở thành tình huống mới và chưa từng có khi chủ thể nhận thức được tình huống có vấn đề, nhận thức được mâu thuẫn đang chứa đựng trong vấn đề, chủ thể phải có nhu cầu giải quyết chúng và phải sở hữu những tri thức liên quan đến vấn đề.

Năng lực là gì? Đặc điểm của năng lực

Tư duy có tính gián tiếp

Tư duy con người không nhận thức được thế giới một cách trực tiếp. Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện ở chỗ để có được tư duy con người cần phải biết sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người sử dụng được các kết quả nhận thức và những kinh nghiệm vốn có của bản thân để bắt đầu quá trình tư duy, có thể kể đến là quá trình phân tích, so sánh và khái quát… để từ đó hiểu được về bản chất của sự vật, hiện tượng…

Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện qua quá trình con người sử dụng những phương tiện để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp đụng vào chúng. Tính gián tiếp của tư duy con giúp con người có được những phán đoán mang tính khoa học đối với những việc xảy ra trong quá khứ và cả tương lai. Ví dụ như dự báo thời tiết, dự báo tình hình phát triển của nền kinh tế, dự báo sự biến đổi khí hậu…

Tư duy có sự trừu tượng và khái quát

Trừu tượng là việc dùng trí óc để gạt bỏ những thứ không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố quan trọng cho tư duy. Khái quát là việc dùng tri thức hợp nhất những đối tượng khác nhau vào trong cùng một nhóm, dựa trên những đặc điểm những thuộc tính giống nhau.

Tính trừu tượng và khái quát của việc tư duy có mối liên hệ khá mật thiết với nhau ở mức độ cao. Không có trừu tượng thì không thể bắt đầu tiến hành khái quát, nhưng có trừu tượng mà không có khái quát thì hạn chế về quá trình tiếp nhận sự hiểu biết về mọi vật…

Tư duy có quan hệ với ngôn ngữ

Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy không thể diễn ra được, đồng thời các kết quả của quá trình tư duy ví dụ như các khái niệm, dự đoán… về các sự vật, hiện tượng cũng không thể được chủ thể và người khác tiếp nhận.

Ngôn ngữ là công cụ diễn đạt kết quả của tư duy do đó có thể cho người khác kết quả tư duy cho người khác và cho bản thân chủ thể đang tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ cũng chỉ là thứ vô nghĩa.

Ngôn mà tất cả chúng ta đang sử dụng hiện nay là kết quả của quá trình phát triển tư duy lâu dài trong lịch sử phát triển nhân loại, do đó ngôn ngữ thể hiện kết quả tư duy của con người.

Thế giới quan là gì? Khái niệm, vai trò của thế giới quan

Vai trò của tư duy

Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những hoạt động thực tiễn cũng như với hoạt động nhận thức của con người. Tư duy giúp con người có thể nhận thức được quy luật khách quan từ đó có thể dự kiến theo một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng và có biện pháp cải tạo hiện thực khách quan.

Có thể nói, tư duy là một trong những kỹ năng có giá trị nhất, có tính ứng dụng cao nhất mà mỗi người đều cần phải có để học tập, làm việc có hiệu quả. Bởi bây giờ với sự phát triển của công nghệ, người ta làm việc dựa trên các kỹ năng tư duy chứ không dùng nhiều cơ bắp vào công việc. Mỗi người cần vận dụng tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có của bản thân vào công việc của mình làm để có hiệu quả cao hơn.

Tư duy giúp con người biết cách thu thập, phân tích và sử dụng thông tin, ra quyết định cũng như hợp tác với người khác để có thể giải quyết vấn đề, đóng góp ý tưởng, phát triển chính bản thân.

Tiềm năng của bộ não con người có thể nói là rất lớn. Do đó, mỗi người hãy để cho não được làm việc thường xuyên, luôn rèn luyện kỹ năng tư duy cho bản thân mình để học tập và làm việc có hiệu quả, đem đến năng suất cao hơn.

Những khái niệm khác liên quan đến tư duy

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là gì?

Bản đồ tư duy là gì? Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy – Mindmap là phương pháp ghi chép nhanh chóng, tận dụng tất cả khả năng nghe, nhìn, xử lý thông tin và tìm cách hệ thống hóa chúng lại.

Trong việc học tập sử dụng sơ đồ tư duy là phương pháp sử dụng những hình ảnh sinh động minh họa giúp cho chúng ta ghi nhớ bài học dễ dàng và hiệu quả hơn. Trong công việc, sơ đồ tư duy lại được sử dụng như một công cụ để phân tích vấn đề mang lại hiệu quả cao. Phương pháp này giúp cho các bạn dễ dàng nắm bắt, xâu chuỗi được vấn đề, liên kết những đối tượng lại.

Tư duy logic là gì?

Tư duy logic là hoạt động suy luận của não bộ con người nhằm giải quyết một vấn đề nào đó để đạt được một mục đích cụ thể. Từ tư duy logic mà con người ta có thể nhận ra các điểm liên quan, suy luận và sắp xếp lại các sự vật, hiện tượng theo thứ tự phù hợp với nhau, tạo ra một kế hoạch có khả năng thực thi cao nhất.

Trách nhiệm là gì? Những cách để sống có trách nhiệm là gì?

Tư duy logic là gì?

Tư duy thiết kế là gì?

Tư duy thiết kế là cách tiếp cận mà lấy người dùng làm trung tâm ở mức độ rất cao. Nó tập trung đầu tiên vào con người và quan trọng nhất, cố gắng thấu hiểu nhu cầu của mọi con người và đưa ra những giải pháp hiệu quả để đáp ứng tất cả những nhu cầu đó. Nó là thứ chúng ta thường gọi là cách tiếp cận để dựa trên giải pháp  giải quyết vấn đề.

Tư duy biện chứng là gì?

Tư duy biện chứng là tên gọi của một hệ thống các nguyên tắc có quan hệ với nhau điều phối hoạt động của chủ thể tư duy trong nhận thức và cải tạo thực tiễn thế giới. Về nguồn gốc thì tư duy biện chứng được xây dựng từ những nội dung cơ bản của phép biện chứng tư duy, xuất phát từ nội dung của các nguyên lý và quy luật cơ bản.

Tư duy ngược là gì?

Tư duy ngược là khả năng thay đổi nhiều góc độ hoàn toàn khác nhau nhằm phân tích và giải quyết vấn đề. Nên biết, tư duy của con người mang tính phương hướng, tồn tại một sự khác biệt giữa thuận và nghịch. Tư duy thuận là sự suy nghĩ một vấn đề theo lối mòn vốn có, còn tư duy ngược chính là suy nghĩ vấn đề theo cách đi ngược lại với nguyên tắc quen thuộc. Cách tư duy này sẽ mở ra những cách giải quyết mới lạ, nhìn vấn đề theo nhiều chiều.

Tư duy mở là gì?

Tư duy đóng (fixed mindset) là việc tin trí thông minh là có sẵn nên có khuynh hướng tránh né thử thách, từ bỏ dễ dàng mỗi khi gặp khó khăn, xem việc nỗ lực là hoàn toàn vô ích, coi thường những lời phản biện tiêu cực mặc dù những phản biện đó có ích cho công việc, thậm chí cảm thấy bị đe dọa với những thành công của người khác.

Tư duy mở (growth mindset) là việc tin trí thông minh có thể phát triển vì vậy con người đó sẽ dẫn đến mong muốn học hỏi. Họ có khuynh hướng chấp nhận thử thách, nếu chẳng may bị thất bại sẽ xem như đó là một bài học, xem nỗ lực là con đường để dẫn đến thành công, học hỏi từ những phê phán và lấy cảm hứng từ thành công của người khác.

Tư duy biện luận là gì?

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy biện luận hay còn gọi là tư duy phản biện (critical thinking), là kỹ năng đánh giá những luận cứ do người khác nêu ra từ đó xây dựng luận cứ của chính mình một cách vững chắc. Đây là kỹ năng cần thiết trong thời đại hiện nay giúp con người ta mở rộng tư duy, nhìn nhận và tìm tòi được những góc nhìn mới trong cuộc sống.

Hi vọng bài viết vừa rồi của Palada.vn đã giúp các bạn hiểu hơn về tư duy là gì, đặc điểm và vai trò của nó là như thế nào. Nếu thấy nội dung trên là có ích, các bạn hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết đến nhé. Hẹn gặp lại quý độc giả trong những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *