Quê Bác Hồ ở đâu? Giới thiệu về quê hương Bác Hồ

Là người dân đất Việt, ai cũng mong muốn được ít nhất một lần về thăm quê Bác để tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của Người cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình của miền quê xứ Nghệ. Nếu bạn đang có dự định về thăm quê Bác Hồ thì có thể tham khảo bài viết sau để tìm hiểu trước những thông tin cơ bản để có một chuyến tham quan hoàn hảo nhất nhé!

Quê Bác Hồ ở đâu?

Quê quán của Bác Hồ ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cách thành phố Vinh khoảng 15km). Bác sinh ra và lớn lên tại Làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Đây là 1 trong 4 di tích quan trọng bậc nhất của cả nước nói chung và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ nói riêng.

Bác Hồ về thăm quê hương Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An)
Bác Hồ về thăm quê hương Kim Liên (Nam Đàn – Nghệ An)

Lúc sinh thời, Bác Hồ gắn bó với Làng Sen xuyên suốt những năm tháng niên thiếu (từ cuối năm 1901 cho đến năm 1906). Làng Sen chính là nơi khởi nguồn, nuôi dưỡng một con người ưu tú, vĩ đại cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam sau này. Sau 50 năm xa cách để cống hiến cho sự nghiệp tìm lại độc lập cho dân tộc, Bác mới có dịp thăm lại quê nhà 2 lần vào năm 1957 và 1961. 

Về thăm làng Sen, chúng ta sẽ thấy được cây đa, giếng Cốc, nhà thờ họ Nguyễn Sinh…và đặc biệt là ngôi nhà tranh đơn sơ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – ông cụ thân sinh ra Bác Hồ.

Quê ngoại Bác Hồ ở đâu?

Quê ngoại Bác Hồ ở làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây chính là quê hương của thân mẫu Bác Hồ – bà Hoàng Thị Loan. Cũng tại làng Hoàng Trù này, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã được ông bà ngoại của Bác Hồ nuôi dưỡng và giáo dục thành tài.

Cũng chính tại ngôi làng Hoàng Trù, cha mẹ của Bác đã nên duyên vợ chồng và sinh ra 3 người con ưu tú. Trong đó, có một người con kiệt xuất, đó chính là Bác Hồ kính yêu của dân tộc ta.

Quê ngoại Bác Hồ ở làng Hoàng Trù (làng Chùa)
Quê ngoại Bác Hồ ở làng Hoàng Trù (làng Chùa)

Bác Hồ chỉ sống tại quê ngoại một thời gian ngắn, từ lúc lọt lòng (ngày 19 tháng 5 năm 1890) đến khi 5. Dành cả đời để cống hiến cho sự nghiệp cứu quốc, bôn ba lo toan việc nước, Người đã đặt chân tới rất nhiều vùng đất trên thế giới, thế nhưng lại chỉ có điều kiện về thăm lại quê ngoại 1 lần duy nhất vào ngày 9/12/1961.

Ngày nay, khi tới làng Hoàng Trù, bạn sẽ được thăm nhà thờ dòng họ Hoàng Xuân, ngôi nhà của cụ Hoàng Đường và gian nhà tranh đơn sơ nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời.

Thời điểm nào thăm quê hương của Bác Hồ là hợp lý nhất?

Thực tế, du khách có thể vào thăm quê Bác bất kỳ thời gian nào trong năm. Nhưng để nói thời điểm thích hợp nhất để có một chuyến tham quan quê Bác Hồ thuận lợi đó là vào khoảng từ tháng 5. 

Thời điểm này bắt đầu vào hè, tiết trời miền Trung xuất hiện nắng liên tục sẽ rất phù hợp cho du khách di chuyển khám phá các địa điểm. Đặc biệt đây cũng là khoảng thời gian sen cũng vào mùa trổ bông rực rỡ, những cánh đồng lúa chín chuẩn bị được thu hoạch cực hấp dẫn khách du khách.

Mùa hè là thời điểm hợp lý nhất để thăm quê Bác Hồ 
Mùa hè là thời điểm hợp lý nhất để thăm quê Bác Hồ

Giờ mở cửa vào thăm làng Sen quê Bác

  Sáng Chiều
Mùa hè 7h – 11h30 13h30 – 17h
Mùa đông 7h30 – 12h 13h30 – 17h

Đến làng Sen quê Bác nên thăm những địa điểm nào?

Trong chuyến đi trở về quê Bác, du khách không thể bỏ qua những địa điểm sau:

Đi dạo ao sen – giếng Cốc

Xung quanh làng sen đương nhiên trồng rất nhiều sen trong hồ. Cứ đến mùa sen, ngôi làng Bác Hồ như được ủ hương thơm tươi mát làm động lòng du khách.

Giếng Cốc quê Bác Hồ
Giếng Cốc quê Bác Hồ

Dạo quanh làng, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh vô cùng bình dị như những bờ tre rì rào trong gió, hàng hoa cau, hoa bưởi thơm ngát, bụi râm bụt đung đưa,… Cùng với đó là giếng Cốc, cây đa – khung cảnh vô cùng quen thuộc của những ngôi làng Việt xưa, đưa chúng ta về với sự bình yên và mộc mạc nhất.

Vào thăm nhà Bác

Sau hàng tre xanh ngát chính là ngôi nhà lá đơn sơ với 5 gian lợp mái của gia đình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Bác Hồ. Ngôi nhà được dựng từ năm Tân Sửu 1901.

Toàn bộ nhà được bao bọc bởi hàng rào hoa râm bụt, phía trước có 2 khoảng sân và một mảnh vườn nhỏ. Toàn bộ căn nhà được dựng bằng tre và gỗ và lá nên vô cùng mộc mạc và đơn sơ. 

Tham quan căn nhà của Bác 
Tham quan căn nhà của Bác

Nhà Bác được dựng theo đúng khuôn mẫu truyền thống, với 5 gian: 2 gian ngoài là nơi đặt bàn thờ và tiếp khách, gian thứ ba là nơi nghỉ ngơi của bà Nguyễn Thị Thanh – chị gái Bác Hồ, hai gian còn lại là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình.

Trong nhà vẫn còn những vật dụng giản dị như chiếc chõng tre, phản gỗ, chum sành đựng nước, chạn bát,…Tất cả những món đồ kỷ vật này đến nay vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.

Ghé thăm cụm di tích lịch sử cây Đa, sân vận động, đền làng Sen

Từ làng Sen quê Bác, du khách có thể thăm quan cụm di tích lịch sử cây Đa, sân vận động và đền thờ. Cây đa, sân vận động, đền làng là những nơi Bác từng ghé thăm khi trò chuyện với người dân. Đây cũng chính là nơi để người dân xứ Nghệ hồi tưởng những ký ức về Bác.

Hình ảnh cây đa Bác Hồ trồng năm xưa tại quê nhà
Hình ảnh cây đa Bác Hồ trồng năm xưa tại quê nhà
Sân vận động nơi Bác Hồ về thăm quê hương 
Sân vận động nơi Bác Hồ về thăm quê hương
Mái đền làng phủ rêu phong là nơi người dân dâng hương, tưởng nhớ Bác Hồ
Mái đền làng phủ rêu phong là nơi người dân dâng hương, tưởng nhớ Bác Hồ

Thăm mộ cụ Hoàng Thị Loan (mẹ Bác)

Hài cốt của cụ Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Bác Hồ được mai táng tại núi Động Tranh, cách làng Sen khoảng 5km. Ngôi mộ được che chắn với mái bằng bê tông cách điệu hình chiếc khung cửi, như để gợi nhớ hình ảnh cụ bà dệt cửi nuôi con.

Mộ cụ Hoàng Thị Loan - thân sinh Bác Hồ
Mộ cụ Hoàng Thị Loan – thân sinh Bác Hồ

Quê hương của Bác Hồ có đặc sản gì?

Để khám phá khu du lịch làng Sen quê Bác được trọn vẹn, bạn không thể bỏ qua những đặc sản nổi tiếng gần xa như:

  • Đặc sản cháo lươn Vinh 
  • Đặc sản mực nháy nướng Cửa Lò
  • Đặc sản tương Nam Đàn 
Tương Nam Đàn - đặc sản nổi tiếng quê Bác
Tương Nam Đàn – đặc sản nổi tiếng quê Bác
  • Đặc sản nhút Thanh Chương 
  • Bánh gai xứ dừa
  • Đặc sản Cam xã Đoài tươi ngon
  • Đặc sản bánh mướt Diễn Châu
  • Đặc sản cháo canh 
  • Đặc sản bánh ngào
  • Đặc sản bánh đúc hến 
  • Đặc sản ốc xào Nghệ An
  • Đặc sản bánh bèo Nghệ An 
  • Đặc sản kẹo Cu đơ
  • Đặc sản giò bê 
  • Đặc sản nước mắm nhĩ 
  • Đặc sản mắm ruốc Cửa Lò
  • Đặc sản cá thu Cửa Lò

Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi, biết bao nhiêu thứ tiếng?

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có những thông tin hay và bổ ích về quê Bác Hồ. Những ai đang có kế hoạch về thăm quê Bác thì đừng chần chừ nữa, hãy ghé thăm tất cả những địa điểm mà Palada.vn vừa gợi ý, thưởng thức hết những đặc sản của quê Bác, đảm bảo sẽ khiến bạn hài lòng đấy!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *