Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi, biết bao nhiêu thứ tiếng?

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Người được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1987. Trải qua những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã có rất nhiều tên gọi, bí danh hay bút danh khác nhau. Bạn có biết Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi, bí danh và biết bao nhiêu thứ tiếng không? Cùng Palada.vn tìm hiểu nhé.

Bác Hồ có bao nhiêu tên và bí danh?

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 175 tên gọi, bí danh hay bút danh khác nhau. Mỗi tên gọi, bí danh hay bút danh của Người đều mang một ý nghĩa riêng, phục vụ lợi ích Cách mạng. Trong đó có 5 cái tên đặc biệt gắn bó với Người qua các chặng đường quan trọng.

Tìm hiểu về tất cả các tên và bí danh của Bác Hồ
Tìm hiểu về tất cả các tên và bí danh của Bác Hồ
  • Nguyễn Sinh Cung, 1890. Đây là tên khai sinh của Người tại quê nhà làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • Nguyễn Tất Thành, 1901. Tháng 9/1901, nhân dịp ông Nguyễn Sinh Sắc – cha của Nguyễn Sinh Cung chuyển về sống tại làng Kim Liên, ông có làm lễ “chào làng” cho 2 con trai với tên mới là Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung) và Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm).
  • Nguyễn Ái Quốc, 1919. Tên này sử dụng khi Nguyễn Tất Thành ở Pháp cùng sinh hoạt chung với nhóm người Cách mạng gồm các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền. Nguyễn Tất Thành là người gia nhập nhóm sau cùng.
  • Hồ Chí Minh, 1938. Danh xưng “Hồ Quang” hay “Hồ Chí Minh” ban đầu được Bác sử dụng như một bí danh, khi Bác từ Liên Xô trở lại Trung Quốc hoạt động, trong vai Thiếu tá của Bát Lộ quân, Nguyễn Ái Quốc đã dùng cái tên “Hồ Quang” để công tác tại Phòng Cứu vong thuộc Văn phòng Bát Lộ quân, Quế Lâm (Trung Quốc), nhiệm vụ là Ủy viên y tế kiêm Ủy viên bích báo, tham gia lãnh đạo Phòng.
  • Bác Hồ, 1946. Bác được gọi bằng cái tên Bác Hồ, tên gọi phổ biến nhất mà người dân Việt nam thường gọi Bác.

Bên cạnh đó, còn 170 tên gọi, bí danh, bút danh của Bác. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để khẳng định chắc chắn hoặc chứng minh cụ thể Bác đã dùng vào mốc thời gian nào.

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 175 tên gọi, bí danh
Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 175 tên gọi, bí danh

Theo thông tin tham khảo từ Báo điện tử ĐCS Việt Nam, dưới đây là 175 tên gọi, bí danh, bút danh của Bác Hồ qua các thời kỳ:

1. Nguyễn Sinh Cung, 1890.
2. Nguyễn Sinh Côn.
3. Nguyễn Tất Thành, 1901.
4. Nguyễn Văn Thành
5. Nguyễn Bé Con.
6. Văn Ba, 1911.
7. Paul Tat Thanh, 1912.
8. Tất Thành, 1914.
9. Paul Thanh, 1915.
10. Nguyễn Ái Quốc, 1919.
11. Phéc-đi-năng
12. Albert de Pouvourville, 1920.
13. Nguyễn A.Q., 1921-1926.
14. Culixe, 1922.
15. N.A.Q., 1922.
16. Ng.A.Q., 1922.
17. Henri Tran, 1922.
18. N., 1923.
19. Chen Vang, 1923.
20. Nguyễn, 1923.
21. Chú Nguyễn, 1923.
22. Lin, 1924.
23. Ái Quốc, 1924.
24. Un Annamite, 1924.
25. Loo Shing Yan, 1924.
26. Ông Lu, 1924.
27. Lý Thụy, 1924
28. Lý An Nam, 1924-1925.
29. Nilopxki (N.A.Q.), 1924.
30. Vương, 1925.
31. L.T., 1925.
32. Howang T.S., 1925.
34. Lý Mỗ, 1925.
35. Trương Nhược Trừng, 1925.
36. Vương Sơn Nhi, 1925.
37. Vương Đạt Nhân, 1926.
38. Mộng Liên, 1926.
39. X., 1926.
40. H.T., 1926.
41. Tống Thiệu Tổ, 1926.
42. X.X., 1926.
43. Wang, 1927.
44. N.K., 1927.
45. N. Ái Quốc, 1927.
46. Liwang, 1927.
47. Ông Lai, 1927.
48. A.P., 1927
49. N.A.K., 1928.
50. Nguyễn Lai, 1928.
51. Thọ, 1928
52. Nam Sơn, 1928.
53. Chín (Thầu Chín), 1928.
54. Victor Lebon, 1930.
55. Ông Lý(Lee), 1930.
56. Ng. Ái Quốc, 1930.
57. L.M.Vang, 1930.
58. Tiết Nguyệt Lâm, 1930.
59. Paul, 1930.
60. T.V. Wang, 1930.
61. Công Nhân, 1930.
62. Victo, 1930.
63. V., 1931.
64. K., 1931.
65. Đông Dương, 1931.
66. Quac E. Wen, 1931.
67. K.V., 1931.
68. Lão Trịnh, 1931.
69. Năm, 1931.
70. Lý Phát, 1931.
71. Viên, 1931.
72. Tống Văn Sơ, 1931.
73. New Man, 1933.
74. Linov, 1934.
75. Teng Man Huon, 1935.
76. Hồ Quang, 1938.
77. P.C. Lin (P.C. Line), 1938.
78. D.C. Lin, 1939.
79. Lâm Tam Xuyên, 1939.
80. Ông Trần, 1940.
81. Bình Sơn, 1940.
82. Đi Đông.
83. Cúng Sáu Sán, 1941.
84. Già Thu, 1941.
85. Kim Oanh, 1941.
86. Bé Con, 1941.
87. Ông Cụ, 1941.
88. Hoàng Quốc Tuấn, 1941.
89. Bác, 1941.
90. Thu Sơn, 1942.
91. Xung Phong, 1942.
92. Hồ Chí Minh, 1942.
93. Hy Sinh, 1942.
94. Cụ Hoàng, 1945.
95. C.M.Hồ, 1945.
96. Chiến Thắng, 1945.
97. Ông Ké, 1945.
98. Hồ Chủ Tịch, 1945.
99. Hồ, 1945.
100. Q.T., 1945.
101. Q.Th., 1945.
102. Lucius, 1945.
103. Bác Hồ, 1946.
104. H.C.M., 1946.
105. Đ.H., 1946.
106. Xuân, 1946.
107. Một Người Việt Nam, 1946.
108. Tân Sinh, 1947.
109. Anh, 1947.
110. X.Y.Z., 1947.
111. A., 1947.
112. A.G., 1947.
113. Z., 1947.
114. Lê Quyết Thắng, 1948.
115. K.T., 1948.
116. K.Đ., 1948.
117. G., 1949.
118. Trần Thắng Lợi, 1949.
119. Trần Lực, 1949
120. H.G., 1949.
121. Lê Nhân, 1949.
122. T.T., 1949.
123. Đanh, 1950.
124. Đinh, 1950.
125. T.L., 1950.
126. Chí Minh, 1950.
127. CB., 1951.
128. H., 1951
129. Đ.X., 1951.
130. V.K., 1951.
131. Nhân Dân, 1951.
132. N.T., 1951.
133. Nguyễn Du Kích, 1951.
134. Nguyên, 1953.
135. Hồng Liên, 1953.
136. Nguyễn Thao Lược, 1954.
137. Lê, 1954.
138. Tân Trào, 1954.
139. H.B., 1955.
140. Nguyễn Tâm, 1957.
141. K.C., 1957.
142. Chiến Sỹ, 1958.
143. T., 1958
144.Thu Giang, 1959.
145. Nguyên Hảo Studiant, 1959.
146. Ph.K.A., 1959.
147. C.K., 1960.
148. Tuyết Lan, 1960.
149. Jean Fort, 1960.
150. Trần Lam, 1960.
151. Một người Việt kiều ở Pháp về, 1960.
152. K.K.T., 1960.
153. T.Lan, 1961.
154. Luật sư Th. Lam, 1961.
155. Ly, 1961
156. Lê Thanh Long, 1963.
157. CH-KOPP (Alabama), 1963.
158. Than Lan, 1963.
159. Ng. Văn Trung, 1963.
160. Ngô Tâm, 1963.
161. Nguyễn Kim, 1963.
162. Dân Việt, 1964.
163. Đinh Văn Hảo,
164. C.S., 1964.
165. Lê Nông, 1964.
166. L.K., 1964.
167. K.O., 1965.
168. Lê Ba, 1966.
169. La Lập, 1966.
170. Nói Thật, 1966.
171. Chiến Đấu, 1967.
172. B., 1968.
173. Việt Hồng, 1968.
174. Đinh Nhất, 1968.
175. Trần Dân Tiên

Bác Hồ biết bao nhiêu thứ tiếng trên thế giới?

Giáo sư Hoàng Chí Bảo – nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận TW của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng KH Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài – nhân lực từng xác nhận rằng Bác Hồ nói được 29 thứ tiếng, chưa tính đến tiếng đồng bào dân tộc nước Việt. 

Bác Hồ biết 29 thứ tiếng trên thế giới
Bác Hồ biết 29 thứ tiếng trên thế giới

Bác đã học ngoại ngữ bằng cách viết lên bàn tay, học dưới ánh trăng, dưới ánh đèn vàng vọt của con tàu, hay dành dụm từng ly cafe cho người thủy thủ Algeria để học tiếng Pháp…

Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần 7, Bác Hồ được miêu tả: “Biết các thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Ý, Nga, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha”. 

Ngoài ra, dựa vào những lần Bác Hồ đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, Bác còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác như: tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Ả Rập, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Quê Bác Hồ ở đâu? Giới thiệu về quê hương Bác Hồ

Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi, biết bao nhiêu thứ tiếng. Ở những bài viết tiếp theo, Palada.vn sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh – những điều mà bạn chưa từng được nghe. Cùng chờ đón nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *