Ngày 10/10 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày 10/10

Trong năm có rất nhiều ngày lễ nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết ngày 10/10 là ngày gì. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu vấn đề thú vị này trong bài viết dưới đây nhé.

10/10 âm – Tết Trùng Thập

10/10 âm - Tết Trùng Thập
10/10 âm – Tết Trùng Thập

Nguồn gốc Tết Trùng Thập

Chính xác thì ngày mùng 10 tháng 10 là ngày gì? Xuất phát từ âm Hán Việt, 10 là thập thì ngày 10 tháng 10 chính là Trùng Thập. Vì thế mà theo Âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc, ngày 10 tháng 10 gọi là ngày Tết Trùng Thập. Còn theo Phật giáo, ngày 10 tháng 10 theo lịch âm là Tết Hạ Nguyên, đối lại với ngày Tết Thượng Nguyên (rơi vào ngày rằm tháng Giêng tức là ngày 15 tháng 1 âm lịch).

Ý nghĩa ngày Tết Trùng Thập

Với từng nghề nghiệp thì ngày mùng 10 tháng 10 lại có ý nghĩa riêng. Cụ thể đó là:

– Đối với người thầy thuốc:

Người thầy thuốc rất coi trọng ngày 10/10 âm này bởi theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch cũng là ngày lành, tháng tốt. Vì thế mà đây là thời điểm cây thuốc tụ được khí âm dương, kết sắc tứ thời để sinh trưởng và phát huy tác dụng chữa bệnh.

– Đối với người nông dân:

Đối với người nông dân thì sẽ có hai vụ mùa lúa trong năm là vụ mùa diễn ra vào thời điểm lập xuân cùng với vụ chiêm diễn ra vào mùa hạ.

Vụ chiêm kết thúc vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10, đây cũng là thời điểm kết thúc thời gian cấy lúa trong một năm. Vì thế mà người nông dân thường tổ chức ăn tết vào ngày 10 tháng 10 để tưởng nhớ đến Tiên Nông đã giúp cho họ có mùa vụ bội thu.

Phong tục đón Tết Trùng Thập

Đối với người nông dân hay người làm nghề thầy thuốc thì ngày 10 tháng 10 hằng năm vẫn là ngày tổ chức khá linh đình, là dịp tụ họp của nhiều người thân quen để cảm tạ.

– Đối với người thầy thuốc:

Vào ngày này, thầy thuốc thường lên núi hái những loại thuốc quý, thuốc tốt nhất. Sau đó, họ tổ chức ăn mừng cùng người thân, bạn bè để chúc mừng vì hái được nhiều thuốc quý.

– Đối với người nông dân:

Với người nông dân, nhất là những người anh em đồng bào thì ngày tết Trùng Thập còn được biết đến với cái tên Cơm mới. Trong ngày này, các nhà sẽ làm bánh giầy bằng gạo mới, nấu cơm luộc gà, nấu chè kho để cúng gia tiên cũng như các vị Thần để cảm tạ.

Nhiều nơi còn tổ chức ngày tết Hạ Nguyên vào ngày 15 tháng 10 Âm lịch hay ngày 31 tháng 10 Dương lịch để cảm tạ Tiên Nông cũng như ăn mừng mùa vụ bội thu. Ngày Tết này có thể được tổ chức trong xóm làng kéo dài suốt tháng, cho đến khi trời có mưa và bắt đầu vào mùa vụ mới.

Tháng 10 có ngày lễ gì? Tổng hợp các ngày lễ tháng 10

Mùng 10/10 – Ngày Giải phóng Thủ đô

Ngày 10 tháng 10 ngày Giải phóng Thủ đô
Ngày 10 tháng 10 ngày Giải phóng Thủ đô

Nếu đã biết ngày 10 tháng 10 âm là ngày gì thì hẳn chúng ta cũng quan tâm 10/10 là ngày gì. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân cả nước không có ước nguyện nào hơn là được sống trong nền hòa bình để xây dựng, phát triển. Nhưng thực dân Pháp dưới sự ủng hộ tích cực của đế quốc Mỹ, đã dã tâm cướp nước ta một lần nữa, gây hấn ở Nam Bộ và phát động chiến tranh ra khắp cả nước. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ chúng ta nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, với tinh thần “Quyết tử để cho Tổ quốc quyết sinh”, quân và dân Hà Nội đã cùng với nhân dân cả nước đứng lên đánh giặc cứu nước.

Với cuộc chiến đấu kéo dài 60 ngày đêm vô cùng oanh liệt, Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, kìm chân cùng với tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện để các cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của quân ta tạm rút khỏi Hà Nội an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Trung ương giao. Sau 9 năm chiến đấu thông minh, gan dạ, ngoan cường, đầy sáng tạo của quân và dân ta, đặc biệt là sau thất bại trong trận quyết chiến tại Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ vào ngày 20 tháng 7 năm 1954 công nhận sự độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của cả ba nước Đông Dương, chấp nhận rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam.

Theo Hiệp định Giơnevơ, Hà Nội phải nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của địch. Biết trước âm mưu của quân Pháp lợi dụng thời gian này để phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa của ta, lôi kéo nhiều người di cư vào Nam, làm cho Hà Nội trở nên trống rỗng, mọi công việc bị đình trệ. Chúng ta đã chủ động có kế hoạch đề phòng, đồng thời chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để có thể tiếp quản Thủ đô một cách trọn vẹn.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương, trực tiếp là Đảng ủy tiếp quản, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, nòng cốt là công nhân, quân dân tự vệ các nhà máy, công sở, đã đấu tranh quyết liệt với địch, bảo vệ gần như nguyên vẹn máy móc, thiết bị, hồ sơ đồng thời đấu tranh chống lại địch cưỡng ép di cư vào Nam. Cùng thời gian này, cuộc đấu tranh của ta trên bàn Hội nghị ngoại giao cũng giành thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải chuyển giao thành phố cho chúng ta theo đúng nguyên tắc đã quy định tại Hiệp định Giơnevơ.

Đúng 16 giờ ngày 9 tháng 10 năm 1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên; quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sáng ngày 10 tháng 10 năm 1954, Ủy ban Quân chính của thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân chia làm nhiều cánh mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. 

15 giờ chiều cùng ngày 10/10, hàng vạn nhân dân trang nghiêm tham dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức với sự có mặt của các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản thành phố. Cờ đỏ sao vàng được phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính… Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh kháng chiến, vô cùng biết ơn Đảng và Bác kính yêu.

Tổng hơp lời chúc 20/10 hay, ý nghĩa mừng ngày Phụ nữ Việt Nam

Ngày 10/10 – Ngày Truyền thống ngành Luật sư

Ngày Truyền thống Luật sư
Ngày Truyền thống Luật sư

Lý tưởng cao cả của loài người chính là độc lập, tự do. Bởi có mối quan tâm đặc biệt đến quyền tự do, trong đó có cả quyền bào chữa của bị can nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10 tháng 10 năm 1945 quy định việc duy trì các tổ chức đoàn thể Luật sư. Điều này có nghĩa là Người đã đánh giá cao quyền bào chữa cũng như nghề Luật sư và vận dụng nó phù hợp trong điều kiện khó khăn của Cách mạng Việt Nam.

Sắc lệnh 46/SL ngày 10 tháng 10 năm 1945 đã trở thành một cột mốc quan trọng trong việc hình thành khái niệm quyền bào chữa cùng với nghề Luật sư trong chế độ cách mạng. Như vậy, quyền bào chữa từ đó chính thức trở thành một nguyên tắc hiến định trong lĩnh vực tư pháp. Nguyên tắc ấy đã khẳng định vị trí và vai trò của ngành Luật sư trong xã hội dân chủ pháp quyền với tính chất là người bảo vệ và trợ giúp pháp lý cho nhân dân.

Ở Việt Nam, quyền bào chữa của công dân, vai trò của Luật sư ngày càng được nâng cao. Đội ngũ luật sư Việt Nam ra đời phát triển cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, lực lượng Luật sư không ngừng lớn mạnh về số lượng cũng như sự chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề. Ngày 14 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam. Có thể nói đây là một cột mốc đáng tự hào của ngành Luật sư nói riêng và của nhân dân nói chung.

Trên đây chúng mình đã chia sẻ nội dung ngày 10/10 là ngày gì nhằm giúp các bạn độc giả có thêm một số thông tin hữu ích. Nếu thấy bài viết này hay, các bạn hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết đến nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *